Khuyến nghị đối với tác động của tỷ giá USD/CNY đến kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tác động của tỷ giá Nhân dân tệ và Đô la Mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam (Trang 28 - 30)

Mục tiêu quốc tế hóa CNY mang đến những thành công lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc nhưng lại có những tác động không mong muốn đến an ninh tài chính của các nước khác, trong đó có Việt Nam. Vì thế, đểđảm bảo an ninh tài chính quốc gia, Việt Nam cần chú trọng điều hành chính sách tiền tệ phù hợp nhằm tránh tình trạng bị động khi Trung Quốc tiến hành quốc tế hóa thành công CNY và điều chỉnh giá trị của đồng tiền này.

Dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đang có xu hướng ngày càng tăng khi Trung Quốc tiến hành tự do hóa tài khoản vốn. Nhà nước phải rà soát các dự án đầu tư FDI vào Việt Nam,

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên vật liệu, tài nguyên khoáng sản. Trong khi chúng ta nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng máy móc, hóa chất và thậm chí là hàng hóa tiêu dùng. Khi CNY tăng giá, hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sẽ

giảm đi nên việc nhập khẩu nguyên liệu cũng sẽ giảm đi, Việt Nam cần lường trước tác động bất lợi này. Mặt khác, tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam không thể thay đổi ngay lập tức, nhưng hạn chế dần và tránh phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vì khi CNY tăng giá thì kéo theo chi phí nhập khẩu tăng cao.

Cơ chếđiều hành tỷ giá của NHNN cần linh hoạt hơn, xem xét mức độ tác động của các

đồng tiền có tỷ trọng giao dịch thương mại với Việt Nam lớn đểđưa những đồng tiền này vào dự

trữ ngoại hối của quốc gia theo tỷ lệ hợp lý. Cũng giống như các nước khác trên thế giới, Việt Nam chịu ảnh hưởng đô la hóa bởi vai trò to lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng của USD. CNY có thể trở

thành tiền tệ neo đểđảm bảo tỷ giá hối đoái trong khu vực Đông Á và sựổn định về mức giá. Tuy nhiên, lựa chọn giữa hai loại tiền tệ USD hay CNY sẽ gây tranh cãi về mặt chính trị và kinh tế. Trong giai đoạn chuyển tiếp chưa xác định dược thời hạn cụ thể, việc đơn giản hóa hệ thống cơ

chế tỷ giá dựa trên rổ tiền tệ nhưng chủ chốt và chủ yếu vẫn là USD hiện tại là giải pháp tiên quyết nhất để đảm bảo sựổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái USD/VND cũng như trọng số của giỏ tiền giả định sẽ phải được điều chỉnh liên tục nhằm giảm thiểu rủi ro thanh toán và nợ vay nước ngoài

USD vẫn là đồng tiền thanh toán phổ biến, thông dụng và mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Mặt khác, khi doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ khác USD thì thông thường phải bỏ ra một chi phí lớn hơn là thanh toán bằng USD do giá bán các ngoại tệ khác USD không bị

NHNN khống chế trần. Do đó, NHNN cần có chính sách khuyến khích các bên tham gia thanh toán xuất, nhập khẩu bằng các loại ngoại tệ khác có khả năng thanh toán chuyển đổi.

Giám sát chặt chẽ nợ công, thu chi công bằng ngoại tệ, cần giảm dần các khoản vay ưu đãi, vay từ nguồn vốn ODA, tiến tới chuyển sang vay ngắn hạn. Tăng tỷ trọng vay trong nước đối với khu vực công. Các khoản nợ bằng ngoại tệ càng lớn thì chính phủ cần phải đảm bảo các điều kiện tránh cho đồng nội tệ bị mất giá nghiêm trọng. Các khoản vay bằng ngoại tệ nước ngoài của các tổ

Giảm bớt dần tình trạng kiểm soát tỷ giá mang tính hành chính bởi vì Châu Á đang trở nên quốc tế hóa về mặt tài chính. Do đó những nỗ lực can thiệp vào thị trường ngoại hối ngày càng có thểđược bù đắp bởi những đánh đổi thị trường khác, các biện pháp đối với chính sách tỷ giá hối

đoái sẽ không có tác động mong muốn.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tác động của tỷ giá Nhân dân tệ và Đô la Mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam (Trang 28 - 30)