* Phương pháp tạo màng màng tinh bột:
Cho tinh bột (Amylose và Amylopectin) phân tán trong nước đến một nồng độ nhất định không quá đặc hoặc không quá loãng, hồ hoá sơ bộ để tạo ra một độ nhớt nhất định. Khuấy thật kỹ rồi rót dung dịch tinh bột thành lớp mỏng lên bề mặt kim loại phẳng và nhẵn được gia nhiệt thích hợp. Để màng khỏi bị dính lại sau khi khô, có thể phết một ít parafin để trơ hoá bề mặt kim loại.
* Quy trình sản xuất màng tinh bột [20]:
2.2.5.4 Một số ứng dụng
Do màng tinh bột trong suốt, có tính đàn hồi nên đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng thành công trong việc bao gói bảo quản thực phẩm. Tinh bột sắn Hòa nước Hồ hóa (95oC, 10’) Khuấy trộn Dung dịch tinh bột Tạo màng Làm khô (350C, 24h) Để nguội 30’ Bóc màng Màng tinh bột sắn
Tháng 7/2003 Nguyễn Văn Khôi và cộng sự thuộc Phòng vật liệu polymer, Viện hóa học, Trung tâm KHTN & CNQG đã tìm ra polyme siêu thấm PLS với tên khoa học là AMS-1. AMS-1 được điều chế từ một chất có trong tự nhiên khiến chúng ta khá bất ngờ đó là tinh bột sắn. Ngay khi gặp nước, nó nở ra thành một khối gel trong suốt, giống như miếng bột xốp. Gel sẽ "giam" nước hoặc các vi chất dinh dưỡng một cách chặc chẽ, song cây trồng vẫn dễ dàng hút nước. Với các tính năng giữ ẩm, chống thất thoát nước, nó sẽ là một vật liệu rất có lợi cho đất, cây trồng và vật nuôi trong việc lưu giữ các vi chất nguyên tố có lợi cho phát triển của chúng. Nó được thử nghiệm làm màng phủ gốc cây và túi ươm cây trong việc trồng bông ở Đồng Nai, ngô ở Hà Giang, keo tai tượng ở Quảng Trị cho hiệu quả rất tốt. Ngoài ra, PLS còn có tính năng hút muối sinh lý, nước tiểu, máu và các dung dịch khác. Chính vì thế nó còn có tác dụng như một chất phụ gia trong việc sản xuất tả lót thấm hút cho trẻ em, tác nhân làm đặc... Tuy nhiên, hiện tại việc sản xuất và ứng dụng PLS mới chỉ dừng lại ở cấp độ thí điểm do giá thành còn cao [3].
Tháng 12/2004 Viện công nghệ hóa học thuộc Bộ công nghiệp đã chế tạo thành công màng polymer tự hủy trên cơ sở tổ hợp polymer, polyetylen, tinh bột sắn, ngô và một số phụ gia khác. Kết quả cho thấy màng polymer sẽ bị phân hủy 100% sau 4 tháng sử dụng [10].
Qua nghiên cứu thử nghiệm Ths. Lê Thanh Long đã đưa ra kết quả nghiên cứu: Màng tinh bột sắn có thể dùng để bao gói thực phẩm khô như mè xửng, bánh in trong thời gian khoảng 1 tháng mà không xuất hiện các dấu hiệu lạ. Màng tinh bột sắn tạo ra có khả năng phân hủy nhanh trong môi trường nước chỉ sau một thời gian ngắn khoảng 6 ngày [20].
Tháng 4/2004 nhóm tác giả Hennink W E., Feil.H, Jong Boam R O, Van Dij k C vaì Yilmaz G thuộc trung tâm thực phẩm và công nghệ mới Wageningen Hà Lan đã nghiên cứu về khả năng khuyếch tán các hợp chất bay hơi qua màng tinh bột. Kết quả nghiên cứu với 2 hợp chất: Carvone và Diacetyl cho thấy hệ số khuyếch tán phụ thuộc vào công thức tạo màng, khả năng xuyên thấm của Diacetyl lớn hơn so với Carvone. Đồng thời việc tăng nồng độ tinh bột sẽ làm giảm khả năng xuyên thấm của các hợp chất dễ bay hơi [28].
Tháng 5/2004 Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Estadual de Londrina, Brazil đã đưa ra kết quả nghiên cứu về tính chất nhiệt và cơ học của màng tinh bột khoai từ, màng được tạo ra từ dung dịch tinh bột có nồng độ 3.3g, 3.65g và 4g/100g dung dịch và nồng độ glycerin là 1.3g, 1.65g và 2g/100g dung dịch. Kết quả cho thấy lực chọc thủng màng tăng theo chiều tăng của nồng độ tinh bột và chiều giảm của glycerin, nhiệt độ màng tăng theo nồng độ tinh bột và nhiệt độ cao hơn đối với màng không có phụ gia so với
màng có phụ gia [29].
2.2.5.5 Ưu nhược điểm* Ưu điểm: * Ưu điểm:
+ Màng tinh bột trong suốt và tính đàn hồi cao. + Thân thiện với môi trường.
+ Dễ sử dụng. + Rẻ tiền.
* Nhược điểm:
+ Đôi khi màng thu được giòn, dễ bị rách.