Hình 2.5 Cơ cấu phân bón nhập khẩu năm 2008

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Hoạt động quản trị kênh phân phối sản phẩm phân bón của công ty TNHH Siba tại khu vực miền Nam (Trang 31 - 41)

2008/2007 Sản lượng 2009 Tốc độ 2009/2008 Sản lượng 2010 Tốc độ 2010/2009 6,68 2,8% 6,92 3,59% 7,14 3,17%

(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) Có thể thấy lượng phân bón sản xuất trong nước khá cao và tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên, sản xuất trong nước khụng đỏp ứng được 100% nhu cầu tất cả các mặt hàng phân bón thiết yếu trong nước mà chỉ sản xuất được 3 loại phân cơ bản:

• Phõn urờ (hay còn gọi là phân đạm): do hai nhà máy Đạm Hà Bắc có công suất 175.000 tấn urờ/năm và nhà máy Đạm Phú Mỹ công suất 740.000 tấn urờ/năm. Hiện cả hai nhà máy này có khả năng đáp ứng được 50% nhu cầu đạm trong nước đang ở mức khoảng 2 triệu tấn/năm. Hiện nay, Tập Đoàn Hóa chất Việt Nam Vinachem đang tiến hành đầu tư mở rộng thờm công suất của nhà máy đạm Hà Bắc và nỗ lực đưa nhà máy đạm Ninh Bình đi vào hoạt động, đồng thời Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PetroVietnam cũng đang xây dựng nhà máy đạm mới là Đạm Cà mau để đáp ứng nhu cầu cả nước. Dự kiến khi 2 nhà máy đạm Cà Mau và đạm Ninh Bình đi vào hoạt động vào cuối năm 2011 sẽ cung ứng thêm cho thị trường trên 1 triệu tấn phân đạm, nâng sản lượng phân đạm sản xuất trong nước lên 2,2 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu của ngành nông nghiệp trong nước mỗi năm chỉ cần 2 triệu tấn. Như vậy trong tương lai gần, Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu phân đạm sang thị trường các nước khác.

• Phân Lân: supe lân do 2 đơn vị CTCP Supe Phosphat và hóa chất Lâm Thao công suất 880.000 tấn/năm và nhà máy Supe Phosphat Long Thành công suất 180.000 tấn/năm. Phân lân nung chảy do CTCP Phân lân Ninh Bình công suất 300.000 tấn/năm và CTCP Phân lân nung chảy Văn Điển công suất 300.000 tấn/năm. Năng lực sản xuất phân lân trong nước đó đỏp ứng được phần lớn nhu cầu.

• Phân NPK phối trộn: số lượng các nhà máy có cung cấp phân NPK trong nước khá nhiều có khả năng cung cấp 4,2 triệu tấn NPK. Về cơ bản, lượng cung trong nước đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phân NPK do các

công ty lớn nhỏ trong nước đều có khả năng sản xuỏt loại phân này. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu loại phân này sang các thị trường lân cận là Lào và Campuchia.

b) Tình hình nhập khẩu phân bón từ nước ngoài

Do các loại cây trồng ở nước ta cần được bón nhiều loại phân khác nhau, trong khi các mặt hàng phân bón sản xuất trong nước còn hạn chế về chủng loại và số lượng, vì vậy hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu thêm hàng triệu tấn phõn cỏc loại nhằm đảm bảo nhu cầu cho cây trồng trong nước. Hai biểu đồ dưới đây biểu diễn giá trị nhập khẩu phân bón (nghìn USD) và khối lượng nhập khẩu (nghìn tấn) của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010.

Hình 2.3 Giá trị nhập khẩu phân bón giai đoạn 2001 đến 9 tháng đầu 2008

Hình 2.4 Giá trị nhập khẩu phân bón giai đoạn từ 2008 đến 2010

(Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) Có thể thấy nhập khẩu đóng vai trò rất lớn trong việc đảm bảo nguồn cung trong nước. Nhìn qua số liệu về nhập khẩu phân bón từ năm 2001 đến 9 tháng đầu 2008 có thể thấy xu hướng chung là tăng. Năm 2005, lượng phân bón nhập khẩu có giảm so với trước là nhờ khả năng sản xuất phân bón trong nước đã thay thế được một phần lượng phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu phân bón có tốc độ tăng khá mạnh. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2008, cả nước nhập về 2,64 triệu tấn phân bón các loại, làm cho giá trị tăng đến 102,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong năm 2010, ước lượng các loại phân bón nhập khẩu tháng 12 năm 2010 đạt 550 ngàn tấn, kim ngạch 215 triệu USD, đưa lượng phân bón các loại nhập khẩu cả năm 2010 ước đạt 3,63 triệu tấn với kim ngạch nhập khẩu 1,26 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước giảm 19,7% % về lượng và 10,8% về kim ngạch.

Hình 2.5 Cơ cấu phân bón nhập khẩu năm 2008

(Nguồn: Báo cáo nông sản Việt Nam năm 2008)

Hình 2.6 Cơ cấu phân bún nhập khẩu năm 2010

(Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) Xét về mặt cơ cấu, tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam phân bổ không đồng đều, tập trung trọng điểm vào thị trường Trung Quốc và rải rác ở những

quốc gia khỏc.Trong năm 2008, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc khá nhiều, tăng tới 70% về lượng và tăng 94% về trị giá so với năm 2007, đạt 2,1 triệu tấn, trị giỏ trên 579 triệu USD. Sang đến năm 2010, cơ cấu nhập khẩu phân bón của Việt Nam đã thay đổi về tỷ trọng, giảm mạnh

ở Trung Quốc từ 60% năm 2007 xuống còn 46,7% năm 2010. Trong khi đó, cơ cấu này chuyển dần sang Nga, Canada và các nước khác. Chủng loại phân

bón nhập về chủ yếu từ thị trường Trung Quốc là Urờ, DAP, SA và MAP.

2.1.2. Tình hình tiêu thụ phân bón tại Việt Nam 2.1.2.1. Nhu cầu về phân bón tại Việt Nam

phân bón các loại, trong đó loại phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, kế đến là phõn Urờ 2 triệu tấn/năm, phân lân 1,3 triệu tấn/năm. So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2% trong chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp, do đó các chuyên gia dự báo cho rằng xu hướng sử dụng phân bón tại Việt Nam sẽ gia tăng khá mạnh trong tương lai.

Hình 2.7 Cơ cấu nhu cầu từng loại phân bón.

(Nguồn: Báo cáo nông sản Việt Nam năm 2008 )

Việt Nam là một nước mạnh về nông nghiệp, do đó nhu cầu phân bón phân bổ theo địa lý vùng miền. Những nơi có diện tích gieo trồng càng lớn thì nhu cầu sử dụng phân bón càng cao. Ngược lại, các khu vực đồi núi khí hậu khô hạn như miền Trung thì hầu như không có nhu cầu sử dụng phân bón. Ở nước ta, cõy nụng nghiệp có diện tích gieo trồng lớn nhất và cây lương thực chính của ngành là cây lúa với diện tích gieo trồng tập trung tại 2 vựa lỳa chớnh của cả nước là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Vì thế, thị trường tiêu thụ phân bón cũng phân hóa mạnh và tập trung tại hai thị trường miền Bắc và miền Nam.

Ngoài ra, nhu cầu phân bón cũng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm thị trường. Thị trường miền Nam chuyên sản xuất phục vụ xuất khẩu nờn yờu cầu chất lượng phân bón cao, giá cả ổn định. Trong khi đó, thị trường miền Bắc thường cạnh tranh về giỏ nờn yờu cầu sản phẩm giá rẻ, chất lượng vừa phải.

Không chỉ vậy, nhu cầu phân bún còn phụ thuộc vào tính mùa vụ. Hiện nay, các tỉnh khu vực phía Bắc đang bước vào vụ Đụng xuõn nờn nhu cầu phân bón phục vụ gieo cấy khá mạnh. Theo nhận định của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, vụ Đụng xuõn này cả nước cần 700.000-800.000 tấn phõn cỏc loại trong khi các nhà máy trong nước đáp ứng khoảng 50% nhu cầu. Dự kiến, vụ Đụng xuõn 2011 cả nước cần phải nhập khẩu 150.000-200.000 tấn urờ, 100.000 tấn DAP, 150.000 tấn kali, 150.000 tấn SA mới có thể đáp ứng nhu cầu cho vụ Đụng Xuõn sắp tới.

2.1.2.2. Sản lượng tiờu thụ phân bón tại Việt Nam

Bảng 2.2 Tình hình tiêu thụ phân bón ở Việt Nam 2005 – 2010 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng lượng ( triệu tấn) 7,52 7,61 7,81 7,88 8,03 8,12

Tốc độ tăng (%) 1,44 1,19 2,63 0,89 1,9 1,12

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

Bảng trên cho thấy sản lượng tiêu thụ phân bón ở Việt Nam từ 2005 đến 2010 tăng đều và tương đối ổn định qua các năm, duy trì từ 7,52 triệu tấn đến 8,12 triệu tấn.

Mặc dù giá thành phân bón liờsn tục tăng nhưng sản lượng tiêu thụ phân bón qua các năm vẫn không suy giảm. Nguyên nhân do Việt Nam là nước nông nghiệp mạnh về xuất khẩu nông sản, hằng năm Việt Nam phải đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước và các hợp đồng xuất khẩu nông sản ra thế giới. Do đú, dự giỏ cả tăng cao, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn cần một lượng phân bón ổn định từ 7,5 triệu tấn đến 8 triệu tấsn mỗi năm.

2.1.3. Các yếu tố vĩ mô tác động đến thị trường phân bón

Nhu cầu nông sản

Phân bón là một ngành phụ trợ cho sản xuất nông nghiệp, do đó phân bón sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhu cầu đối với nông sản bao gồm: nông sản thực phẩm phục vụ cho nhu cầu dùng làm thực phầm và nông sản công nghiệp dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như bông vải trong ngành sản xuất may mặc, cao su trong ngành chế biến nhựa.

Nhu cầu nông sản thực phẩm tại Việt Nam ít biến động và khá ổn định qua các năm. Nguyên nhân do Việt Nam là quốc gia cú dõn số cao thứ 13 trên thế giới với 84 triệu người, hằng năm số dân này tạo ra một nhu cầu thực phẩm khổng lồ giúp ổn định đầu ra ngành nông nghiệp và phân bón

Việt Nam. Ngoài ra, tốc độ tăng dân số ổn định, dao động từ 1% đến 1,4% qua các năm cũng là yếu tố giúp nhu cầu nông sản thực phẩm và phân bón tại Việt Nam ít biến động và ổn định hơn những nước khác.

Bảng 2.3 Dõn số và tốc độ tăng dân số Việt Nam giai đoạn 2000-2009

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Dân số trung bình (nghìn người) 77630 ,9 78621 ,0 79538 ,7 80468 ,4 81437 ,7 82393 ,5 83313 ,0 84221 ,1 85122 ,3 86024 ,6 Tốc độ tăng (%) 1,35 1.28 1,17 1,17 1,20 1,17 1,12 1,09 1,07 1,06

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009)

Biến động giá dầu mỏ

Sự biến động giá dầu mỏ có mối tương quan thuận chiều với giá phân bón. Giá dầu mỏ tăng sẽ kéo theo giá phân bón tăng cao, ngược lại giá dầu mỏ giảm sẽ góp phần hạ nhiệt giá thành phân bón. Dầu mỏ tác động lên ngành phân bón từ nhiều khía cạnh.

- Thứ nhất, nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón chủ yếu là khớ khụ, do đó giá dầu mỏ biến động sẽ ảnh hưởng lên chi phí sản xuất và giá cả của cỏc nguyờn liệu sản xuất phân bón có gốc dầu mỏ.

- Thứ hai, chi phí vận chuyển và nhập khẩu phân bón cũng sẽ tăng giảm theo biến động của dầu mỏ.

Ở cả hai khía cạnh này, biến động dầu mỏ đó tác động lên giá cả của các loại phân bón. Ngoài ra giá dầu mỏ tăng cao cũn giỏn tiếp tác động lên nhu cầu phân bón. Vì khi giá dầu mỏ tăng cao, con người sẽ chuyển sang dùng nhiên liệu sinh học như cồn sinh học, dầu diesel sinh học. Loại nhiên liệu sinh học này được sản xuất từ các loại ngũ cốc như lúa mì, ngô, đậu tương, sắn, mía đường. Nhìn chung, ngành phân bón nhờ đó cũng phát triển theo.

Chính sách phát triển ngành phân bón hóa chất trong nước

Trước tình hình nhu cầu phân bón trong nước tăng nhanh để đảm bảo cho nguồn cung ổn định, những năm qua Nhà nước đó cú nhiều chính sách khuyến khích cho ngành phân bón.

- Đối với các doanh nghiệp sản xuất, Nhà nước sẽ hỗ trợ giỏ nguyên liệu đầu vào như bù giá khí và giá than cho sản xuất phân đạm.

cho vay ngoại tệ để nhập khẩu phân bón. Những hỗ trợ này có thể xem là nguồn động viên đắc lực cho các doanh nghiệp phân bón cú thờm động lực tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh.

Chính sách xuất nhập khẩu phân bón của các nước cung cấp phân bón chớnh trờn thế giới

Do ngành phân bón nước ta còn phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu nên chính sách xuất khẩu của các quốc gia cung cấp phân bón lớn trên thế giới đều có thể ảnh hưởng đến tình hình phân bón tại Việt Nam. Đặc biệt Trung Quốc, một quốc gia sản xuất và tiêu thụ phân bón lớn nhất trên thế giới cũng là nhà cung cấp chiếm trên 40% cơ cấu nhập khẩu phân bón hằng năm của Việt Nam, do đó bất kỳ thay đổi trong chính sách của Trung Quốc đều cú tác động trực tiếp đến Việt Nam.

Trong năm 2008, giá phân bón Trung Quốc leo thang, để đảm bảo cho nhu cầu trong nước, chính phủ Trung Quốc đã hai lần tăng thuế xuất khẩu với mặt hàng phân bón. Năm 2008, thuế xuất khẩu phân bón tại Trung Quốc tăng từ 20% đến 150% so với năm 2007. Những thay đổi này tác động mạnh mẽ đến ngành phõn bón và nông nghiệp của một số quốc gia trong đó có Việt Nam.

Bảng 2.4 Thuế xuất khẩu một số mặt hàng phân bón tại Trung Quốc năm 2007, 2008

Thuế xuất khẩu 2007

Thuế xuất khẩu 2008 Chênh lệch thuế 2008 và 2007 Nitơ 100% 150% 50% Amoniac 100% 150% 50% Urê 25% 175% 150% DAP 100% 120% 20% MAP 100% 120% 20% NPK 100% 120% 20% NP 100% 120% 20% PK 100% 120% 20% TSP 100% 130% 30% SSP 100% 130% 30% KCl 100% 130% 30% K2SO4 100% 130% 30% Kali 100% 130% 30%

(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng phân tích đầu tư VDSC - công ty Rồng Việt)

Sự thay đổi tỷ giá, sức ép tiền lãi

phép, điều đó làm cho người dõn cú xu hướng mua ngoại tệ thay vì tích trữ tiền Việt Nam, điều này càng làm cho đồng tiền Việt Nam dần mất giá so với những đồng tiền khỏc trờn thế giới. Trong khi đó, giỏ phân bón chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự thay đổi tỷ giá đồng ngoại tệ. Hầu hết các hợp đồng nhập khẩu phân bón từ nước ngoài vào Việt Nam đều được giao dịch bằng ngoại tệ của nước xuất khẩu. Chớnh vì vậy, sự thay đổi tỷ giá gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón nói riêng và ngành phân bón Việt Nam nói chung.

Ngoài ra, sức ép tiền lãi từ phớa các ngân hàng cũng tạo nên nhiều khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp phân bón hoạt động trên cơ sở vay vốn ngân hàng luôn băn khoăn trước thông báo tăng lãi suất tiền vay. Do các doanh nghiệp này bắt buộc phải vay tiền ngân hàng để mua nguyên vật liệu đầu vào, trang trải chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, giá xăng, giá điện liên tục tăng cao khiến cho giá thành sản phẩm cũng thay đổi theo, gây khó khăn cho nhà sản xuất và người nông dân.

Trước tình hình này, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư về các mặt hàng bình ổn, trong đó có phân bón. Tuy nhiên, các biện phỏp bỡnh ổn cũng không làm giảm nhiệt sốt của phân bón trên thị trường.

Tác động từ phía khách hàng

Do nhu cầu của người nông dân luôn ổn định và có chiều hướng gia tăng nên vấn đề giá cả thị trường chỉ diễn ra từ một phía. Trong bối cảnh cầu lớn hơn cung, nhà sản xuất nắm quyền định giá sản phẩm và người nông dân buộc phải chấp nhận, trong khi đó người nông dân không đủ điều kiện để áp đặt giỏ lờn nhà cung cấp.

Tệ nạn xã hội

Ngoài việc phải đối mặt với những vấn đề vĩ mô như trên, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với nạn làm giả phân bón đang hoành hành trong những năm gần đây. Sự việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

Tớnh mùa vụ của cây trồng

Ở nước ta, mùa gieo trồng nông sản rơi vào vụ Đụng Xuân diễn ra từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Do phụ thuộc vào tớnh mựa vụ của cây trồng nờn các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phân bón thường hay chuẩn bị hàng trước các vụ mựa ít nhất một tháng nhằm đảm bảo có thể phân

phối kịp thời cho mùa vụ tại từng khu vực.

Năm 2010, nhu cầu phân bón cho vụ Đụng Xuân rất lớn, trong khi giá phân bón không ngừng tăng, Bộ Tài Chính đã có công văn yêu cầu Tập đoàn

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Hoạt động quản trị kênh phân phối sản phẩm phân bón của công ty TNHH Siba tại khu vực miền Nam (Trang 31 - 41)