KÉẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng thu nhập và việc làm của lao động nông thôn ở huyện trà ôn (Trang 72 - 74)

- Làm thuê: lao động làm việc không thường xuyên và thu nhập không Ôn định.

KÉẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

6.1. KÉT LUẬN

Mục tiêu của bài viết này là nghiên cứu phân tích thực trạng thu nhập của lao động nông thôn thông qua việc thu thập số liệu sơ cấp của 90 hộ gia đình ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, khảo sát được nhu cầu học nghề và nhu cầu về việc làm của lao động nông thôn. Qua kết quả điều tra cho thấy:

- Trà Ôn có điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ có thể phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh với nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao, khối lượng lớn, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước mang lại hiệu quả kinh tế Cao.

- Hầu hết lao động nông thôn tìm hiểu thông tin việc làm hiện tại qua người thân, bạn bè vì đa số họ làm nghè nông nên chịu ảnh hưởng từ gia đình rất lớn.

- Do trình độ khác nhau, nhu cầu khác nhau nên lao động nông thôn tham gia làm việc trong tất cả các thành phần kinh tế, ngành nghề của lao động nông thôn cũng rất đa dạng từ làm thuê, không cần có trình độ cao đến những công việc đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao, kiến thức chuyên môn rộng. Qua khảo sát, đa số lao động nông thôn nếu có nhu cầu học thêm nghề thì chỉ muốn học tại địa phương, vì gần nhà có thê đễ dàng chăm lo gia đình.

- Từ thực tế trên cho thấy, mức sống của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ có thu nhập rất thấp, chênh lệch thu nhập giữa lao động nông thôn tương đối cao vì họ khác nhau ở nghề nghiệp, trình độ học vẫn,...

- Bài viết cũng đã xây dựng nên mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến thu nhập của lao động nông thôn như: kinh nghiệm làm việc, số nhân khẩu, số người trong tuôi lao động, trình độ học vấn, số hoạt động tạo thu nhập.

Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần phải phân tích, năm bắt kịp thời thực trạng về thu nhập cũng như nguyện vọng về công việc để lao động nông thôn có cơ hội cải thiện được mức sống, hội nhập với sự phát triển chung

của đât nước.

6.2. KIÊN NGHỊ

6.2.1 Đối với nhà nước

- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đến những vùng nông thôn sâu. Cần triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt như Chương trình 134, 135 hỗ trợ đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa giúp cho người dân giảm gánh nặng cuộc sống.

- Chỉ đạo các Bộ, Ngành ở trung ương và địa phương phải có sự phối hợp đồng bộ và làm tốt các chương trình dự án để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nông thôn.

6.2.3 Đối với cơ quan, ban, ngành địa phương

- Mở và duy trì các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nghè.

- Khuyến khích lao động nông thôn tham gia nhiều hoạt động việc làm để tăng thu nhập.

- Khuyến khích người dân nâng cao trình độ học vẫn, đào tạo nghề chuyên môn để nâng cao khả năng tiếp cận những tiến bộ hiện nay.

- Coi trọng phát triển nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp, việc đào tạo nghề cho nông dân phải gắn với mô hình cụ thể, sát thực tế. Cần hiểu rõ được nhu cầu của từng vùng, từng xã, tránh trường hợp sản xuất ra dư thừa, không phù hợp, không đạt chất lượng.

6.2.4 Đối với lao động nông thôn

- Tham gia vào các lớp tập huấn, bồi đưỡng nghề để tiếp thu những tiễn bộ ứng dụng vào thực tế sản xuất.

- Phát huy hết khả năng, năng lực của bản thân để đạt hiệu quả nhất trong công việc góp phân tăng thu nhập.

- Tích cực tham gia đầy đủ các buỗi giới thiệu việc làm, các chương trình tư vấn lao động do Trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức để năm bắt kịp thời thông tin việc làm.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng thu nhập và việc làm của lao động nông thôn ở huyện trà ôn (Trang 72 - 74)