nội dung ủy thác của Ngân hàng chính sách. Mặt khác, các Hội đoàn thể chưa thực hiện tốt việc phối hợp với các Cấp, các Ngành trong việc gắn kết chương trình tín dụng với công tác khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cho người vay ... Do đó, hạn chế hiệu quả đầu tư tín dụng từ Ngân hàng chính sách.
- Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước trong thời gian qua được quan tâm thực hiện nhưng còn hạn chế về chiều sâu.
3.5. HƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI
Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, tập thê Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Cần Thơ quyết tâm phắn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với định hướng, kế hoạch hoạt động và giải
pháp thực hiện cụ thể như sau:
3.5.1 Định hướng hoạt động
- Tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương: vốn ngân sách địa phương; vốn tài trợ, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; đặc biệt coi trọng việc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn để tái đầu tư quay vòng vốn.
- 100% vốn tín dụng chính sách của Chính phủ được triển khai trên địa bàn đến được với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tất cả hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đều được hỗ trợ và tư vấn phương thức làm ăn, sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả vươn lên thoát nghèo góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm toàn thành phố là 1% theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phó.
- Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý, mở rộng phương thức đầu tư, ủy thác cho vay các chương trình khác qua các Hội đoàn thể theo chỉ đạo của Tổng
giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
3.5.2. Kế hoạch hoạt động:
- Phấn đấu mức tăng trưởng dư nợ chung cho các chương trình tín dụng mỗi năm từ 18%-25%.
- Giao khoán tài chính cho các Phòng giao dịch phù hợp với cơ chế khoán
tài chính của Trung ương trong thời gian tới nhằm khuyến khích tính năng động,
sáng tạo, tự chịu trách nhiệm từ cơ sở.
- Hoàn thành tốt các chỉ tiêu tín dụng, kế hoạch tài chính và các mặt công tác khác do Trung ương giao hàng năm.
3.5.3 Giải pháp thực hiện:
- Triển khai kịp thời các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Hội đồng quản
trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và BĐD-HĐQT các
cấp nhằm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Bám sát các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố để cân đối và phân bổ nguồn vốn, giải ngân kịp thời phục vụ tốt các chương trình dự án tại địa phương.
- Tích cực phối hợp cùng chính quyên, tổ chức hội đoàn thể các cấp thực
hiện có hiệu quả các văn bản liên tịch đã ký, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cùng với việc giải ngân vốn kịp thời đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động các điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn. Củng cỗ và nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ
Tiết kiệm và Vay vốn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại điện hội đồng quản trị, các cấp hội, đoàn thể nhận ủy thác và ban xóa đói giảm nghèo, xử lý kịp thời nợ đến hạn, nợ tồn đọng.
- Quan tâm công tác quy hoạch cán bộ, bố trí cán bộ quản lý, điều hành cho phù hợp với năng lực trình độ; tăng cường đảo tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ viên chức, cán bộ các cấp hội nhận ủy thác và Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và Vay vốn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nội bộ nhằm duy trì kỷ cương trong hoạt động nghiệp vụ, nghiêm chỉnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng, chống tham những nhằm xây đựng đơn vị trong sạch vững mạnh.