TẠI VQG BIDOUP NÚI BÀ
3.2. xuất mô hình phát triển sản phẩm du lịch sinh thá
Qua nghiên cứu mô hình phát triển du lịch sinh thái tại một số quốc gia trong khu vực và tại các địa phương trong nước. Dựa trên những thuận lợi từ tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đã ưu đãi cho VQG Bidoup – Núi Bà, em xin đề xuất mô hình phát triển du lịch sinh thái như sau:
Mô hình phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bidoup – Núi Bà:
Tiêu chí của mô hình:
Tiêu chí đạt được của mô hình phát triển du lịch sinh thái phải thỏa mãn 3 vấn đề cơ bản sau:
Đối với tài nguyên và môi trường: phát triển du lịch phải góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với việc bảo vệ, bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa, ý thức các hiện tượng gây ô nhiễm môi trường đang tác động ngày càng nguy hiểm đến tự nhiên cũng như đời sống của con người hiện tại.
Phát triển kinh tế –xã hội địa phương, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, điều kiện vệ sinh môi trường. Giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo,
Tăng cường huy động nguồn lực xã hội đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia cung cấp các dịch vụ phục vụ du khách đến Vườn, khuyến khích động viên cộng đồng tham gia bảo vệ, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên, nhân văn cách bền vững. Khơi dậy lòng tự hào của người dân về bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ thấy được vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ấy. Nâng cao trình độ kiến thức để cộng đồng hội nhập với thế giới bên ngoài, đồng thời tạo ra nhận thức mới cho cho các thành viên trong cộng đồng, tạo nên một kết cấu xã hội chặt chẽ hơn giữa các thành viên với nhau tthông qua hoạt động du lịch.
Mô hình trên được mô tả dưới dạng không gian như sau:
Phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup Núi
Bà
Chính quyền các cấp BQL VQG Bidoup Núi Bà
Trung tâm DLST và Giáo dục cộng đồng
Tài nguyên tự nhiên và nhân văn Tổ chức phi chính phủ (WWF, JICA) Cộng đồng địa phương Đơn vị lữ hành du lịch Nhân tố khác
Cơ chế hoạt động của mô hình: Mô hình hoạt động và phát triển chịu sự tác động của:
Nhân tố hỗ trợ và quản lí: Gồm chính quyền các cấp và tổ chức phi chính phủ tài trợ về nhân lực, chất xám cơ sở vật chất, giúp đỡ về kinh nghiệm,…
Nhân tố tác động: Là tài nguyên thiên nhiên và nhân văn có ý nghĩa đến việc thu hút khách du lịch tạo điều kiện cho hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ của cộng đồng. Khách du lịch bao gồm số lượng, thành phần có ý nghĩa đến doanh thu du lịch của Vườn. mức độ tham gia của các công ty lữ hành có tác động đến thu hút khách du lịch. Các nhân tố khác như sự tham gia của các viện nghiên cứu, các trường đại học trong việc phát triển bảo tồn những giá trị đan dạng sinh học và tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm du lịch đưa ra.
Nhân tố tham gia: Cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách và tham gia bảo tồn tài nguyên môi trường thiên nhiên của người địa phương.
Đặc điểm cộng đồng địa phương là người dân tộc thiểu số làm nông nghiệp nên tài chính kinh tế, cơ sở vật chất thấp, nhận thức chưa cao. Vì vậy để cộng đồng tham gia, các tổ chức cần thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp cho cộng đồng trên một số lĩnh vực như: đầu tư hệ thống đường mòn thuận tiện đến các điểm tham quan, hệ thống vệ sinh môi trường cho cộng đồng và du khách, xây dựng điểm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về du lịch, kỹ năng giao tiếp với du khách, tìm hiểu về hệ sinh thái, các phương pháp bảo vệ tài nguyên du lịch, đặc biệt là các đông vật, thưc vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ bảo tồn nguồn tài nguyên môi trường và văn hóa bản địa.
Cơ chế tham gia liên kết:
Các tổ chức phi chính phủ và chính quyền sở tại đầu tư ban đầu cho hệ thống cơ sở hạ tầng. Cộng đồng thực hiện công tác đàu tư tổ chức ra các dịch vụ, sản phẩm dịch vụ cung cấp cho du lịch và tự tổ chức tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ trực tiếp với khách du lịch. Để đảm bảo an toàn cho du khách và giữ uy tín cho Vườn quốc
gia thì các sản phẩm cung cấp cho khách phải được cơ quan quản lí tiến hành thẫm định trước khi đưa ra cho khách du lịch sử dụng hoặc tiêu dùng.
Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn và bảo vệ tài nguyên nhằm vào khía cạnh của tính bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. đây là hai vấn đề cần được quan tâm song song, cái này là tiền đề cho cái kia.
Bảo tồn đi đôi với việc chú trọng quảng cáo về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn có trong Vườn để thu hút du khách.
Giao quyền cho cộng đồng nghĩa là cộng đồng được khuyến khích tham gia, được đảm nhận trách nhiệm các công việc có liên quan đến phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên. Đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ quyền lợi từ việc phát triển du lịch.
Được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách như miễn thuế trong 5 hoặc 10 năm đầu tiên kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu là đường, điện, nước, vệ sinh,…
KẾT LUẬN
Phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bidoup – Núi Bà là một việc nên và cần được quan tâm phát triển một cách đúng mức, việc làm này sẽ góp phần thu hút khách đến với VQG Bidoup – Núi Bà nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung, vừa đóng góp được vào ngân sách nhà nước, kèm theo đó là sự thúc đẩy phát triển của các cơ sở dịch vụ và cơ sở hạ tầng của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần bảo tồn các giá trị của tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đi đôi với việc phát triển du lịch tại Vườn thì cần có những giải pháp triệt để bảo vệ và phát triển một cách bền vững các hệ sinh thái đa dạng sinh học của Vườn, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và du khách về sử dụng bền vững các tài nguyên đa dạng sinh học hiện có.
Chúng ta tin rằng, với phương hướng phát triển đúng đắn thì trong tương lai không những du khách trong và ngoài nước biết đến một Đà Lạt thơ mộng, hữu tình mà còn biết ở đây còn có một khu du lịch sinh thái chuẩn của thế giới tương xứng với tiềm năng hiện có của Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà.
Qua bài tiểu luận này, hy vọng VQG Bidoup – Núi Bà sẽ không còn là cái tên xa lạ nữa mà trở thành điểm đến hấp dẫn trong mỗi chương trình du lịch cho du khách khi đến với Đà Lạt.
Để làm được bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn ông Lê Văn Hương giám đốc Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, ông Nguyễn Lương Minh
giám đốc trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục cộng đồng Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, cùng các anh, chị hướng dẫn viên đang làm việc tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội được thực tập, được tiếp xúc với nghề và hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin được chân thành cảm ơn Thạc sĩ, cô Trương Thị Lan Hương, giảng viên trường Đại học Đà Lạt, người đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành bài tiểu luận.
Vì kiến thức còn hạn chế, cách nhìn nhận thực tế còn hạn hẹp nên bài viết này chắc sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý của các thầy, các cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn.