Đảm bảo tính nhất quán giữa môi trường và văn hoá

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà (Trang 35 - 36)

TẠI VQG BIDOUP NÚI BÀ

3.1.4.Đảm bảo tính nhất quán giữa môi trường và văn hoá

Mức độ và loại du lịch phải phù hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá và mong muốn của cộng đồng.

Một đặc điểm cơ bản của du lịch sinh thái là chất lượng của tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa của một khu vực không hư hỏng và nếu có, cần được tôn tạo lại. Các tác động xấu đến môi trường tự nhiên phải giảm thiểu, giá trị văn hóa bản địa phải thực sự độc đáo và không bị lai căng. Du lịch sinh thái khuyến khích mọi người làm tăng giá trị di sản văn hóa riêng của họ. Tuy nhiên, văn hóa không phải tĩnh và cộng đồng có thể hướng tới việc thay đổi nó trong một chừng mực nhất định như hủy bỏ các hủ tục, đơn giản hóa các nghi thức nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ ý nghĩa tâm linh,... Điều quan trọng là cộng đồng ra quyết định mức độ cho du lịch họ muốn xem. Tư vấn trong quá trình xây dựng chiến lược du lịch sinh thái nên biểu hiện nhiều thay đổi theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực thông qua người dân địa phương. Sau đó, bằng sự giúp đỡ, họ có thể được để xem xét về mặt số lượng và loại khách du lịch nào, thời gian sẽ đến và đi.

Theo đó có hai quy định đặt ra như sau:

 Các sản phẩm tạo ra phải phải mang tính đặc thù của địa phương, chứa đựng một giá trị tâm linh, một quan niệm hay chí ít cũng có giá trị thẫm mĩ, giá trị sử dụng.

 Cộng đồng nên quyết định xem truyền thống văn hoá nào mà họ muốn quảng bá đến khách du lịch, những quy định đối với khách du lịch, yêu cầu về an ninh, an toàn ,…

Một cách tiếp cận tương tự có thể được áp dụng đối với xác định giới hạn của thay đổi cho phép và sử dụng cho phép cùng với môi trường tự nhiên là có liên quan. Ở đây kiến thức khoa học được dùng để tính đến các điều kiện của các di tích khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong năm. Thông thường số lượng du khách tại một thời điểm là một yếu tố quan trọng hơn so với mức độ tổng thể của các chuyến thăm.

Áp dụng việc đánh giá tác động môi trường, xã hội và văn hóa hệ thống nhằm phát triển các đề xuất. Điều này được hiểu là nên quan tâm một cách chi tiết của

những gì phục vụ du khách, chẳng hạn như việc lựa chọn các sản phẩm bán cho họ (ví dụ như tránh các đồ tạo tác với một ý nghĩa thiêng liêng) hoặc sử dụng các nguồn nhiên liệu không phù hợp.

Quy hoạch cả trong và ngoài khu bảo tồn. Điều này nên bao gồm việc xác định địa điểm và mức độ quy hoạch cho phép. Trong một số làng và cộng đồng đã xác định cụ thể khu du lịch sinh thái mà yêu cầu cả về cơ sở cung cấp và các giải pháp bảo tồn động vật hoang dã. Nhìn chung là phải xác định vị trí nhà nghỉ cho khách du lịch cách xa khu vực làng cộng đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà (Trang 35 - 36)