Các giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam:

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam (Trang 60 - 64)

4. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam sau khủng hoảng:

4.3.Các giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam:

Trong những năm trước 2004, dòng vốn FDI liên tục giảm. Tuy nhiên, kể từ năm 2004 dòng vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu đã phục hồi. Tất cả các đánh giá của UNCTAD trong Báo cáo Đầu tư Thế giới 2004, của Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo Tài trợ Phát triển Toàn cầu 2004, đều khẳng định xu hướng gia tăng FDI trên phạm vi toàn thế giới. Theo EIU đầu tư toàn cầu năm 2004 là 754,8 tỷ USD, năm 2005 đạt 883,7 tỷ USD năm 2008 là 1.165,7 tỷ USD. Trong đó, dòng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển cũng phục hồi và gia tăng. Với xu hướng phục hồi của dòng vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong cam kết mở cửa hội nhập, hoàn thiện môi trường đầu tư, nhất là quy hoạch ngành được điều chỉnh theo hướng xóa bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, các hình thức đầu tư được đa dạng hóa, thủ tục hành chính được cải cách triệt để, hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh hơn thì nhất định trong thời gian tới đầu tư trực tiếp vào Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng.

Tuy nhiên, để tạo chuyển biến cơ bản dòng vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,5% vào năm 2009 như nghị quyết mà Quốc hội đã thông qua thì trong giai đoạn tới cần tập trung vào những giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư đồng thời khắc phục những yếu kém và tồn tại mà năm 2008 còn chưa giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để. Cụ thể, các giải pháp cho năm 2009 cần phải tập trung là:

Thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư: trong quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư cần phải nhận thức sâu sắc rằng mục tiêu là tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn cho tất cả mọi người, như thông điệp trong Báo cáo Phát triển Thế giới được Ngân hàng Thế giới ấn hành. Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người được hiểu là môi trường đầu tư phải mang lại lợi ích cho toàn thể xã hội chứ không chỉ cho doanh nghiệp. Vì thế, việc điều tiết và đánh thuế phải được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp cũng như nhu cầu xã hội. Môi trường đầu tư tốt cũng là môi trường đầu tư đảm bảo tính công bằng và hiệu quả cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không kể quy mô, hình thái, sở hữu vốn, trong nước hay nước ngoài. Cụ thể cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp,

chính sách về đầu tư nước ngoài theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống hành chính phục vụ đầu tư. Minh bạch hóa quy trình và thủ tục đầu tư. Cải tiến quy trình thẩm định dự án theo hướng mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định, từng bước chuyển sang chế độ “tiền đăng, hậu kiểm”. Tiếp tục phân cấp mạnh hơn gắn tăng cường trách nhiệm của các địa phương trong quản lý và thu hút đầu tư nước ngoài. Chú trọng đến nhân tố con người, nâng cao ý thức, năng lực và trách nhiệm của các công chức quản lý nhà nước về đầu tư.

Thứ hai là tiếp tục tháo gỡ những rào cản trong công tác quy hoạch: khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành nhằm dỡ bỏ các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương. Trong quy hoạch cần quan tâm thỏa đáng đến lợi thế so sánh của từng ngành và từng địa phương trong thu hút đầu tư nước ngoài. Cần khắc phục ngay những bất hợp lý trong quy hoạch theo kiểu truyền thống: nặng quy hoạch theo địa giới hành chính, nhẹ quy hoạch thống nhất mang tính liên vùng. Nhanh chóng bổ sung và hoàn chỉnh danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tăng cường đầu tư nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng như cung cấp điện, nước, các công trình giao thông, cảng biển nhằm tạo thuận tiện cho các nhà đầu tư.

Thứ ba là tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án: Thực tế năm 2008 cho thấy vốn thực hiện còn rất thấp so với vốn đăng ký (minh chứng trong hình vẽ dưới đây). Vì vậy trong giai đoạn tới cần tiếp tục rà soát các dự án đã được cấp phép, trên cơ sở đó tập trung tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc nhằm thúc đẩy triển khai dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tháo gỡ những vướng mắc về đất đai cho các nhà đầu tư còn tồn tại. Thực hiện kiên quyết việc giải thể các dự án không có khả năng triển khai nhằm thu hồi đất cho các dự án mới. Có các biện pháp mạnh và kiên quyết trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án lớn, chuyển giao công nghệ nguồn mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ tư là đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc vận động, xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Đài Loan... dưới nhiều hình thức khác nhau; tăng cường thông tin về đầu tư nước ngoài qua các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là internet; Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Ngoại giao tăng cường đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn kết hợp với cơ quan ngoại giao để vận động đầu tư. Xây dựng quỹ Xúc tiến đầu tư quốc gia nhằm tạo điều kiện để tăng cường xúc tiến hoạt động đầu tư. Tạo cơ chế thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tư vấn đầu tư hoạt động có hiệu quả. Xây dựng và cập nhật ngân hàng thông tin về đầu tư nước ngoài.

Tăng cường sự hợp tác giữa các địa phương trong việc xúc tiến đầu tư. Nâng cao năng lực điều phối trong xúc tiến đầu tư của Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong hoạt động xúc tiến đầu tư của các địa phương cần chú ý đến tính đặc thù và lợi thế so sánh với nhận thức sâu sắc rằng các ưu đãi đặc biệt không phải bao giờ cũng là tốt nhất trong vận động thu hút đầu tư.

KẾT LUẬN

FDI đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế , gia tăng GDP và cải thiện bộ mặt của các quốc gia. Vì vậy, FDI ngày càng trở nên hấp dẫn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh để thu hút được FDI vế cho chính mình. Tất cả các quốc gia không ngừng cải thiện chính mình, tạo những điếu kiện tốt nhất cho FDI.

Với những kết quả chúng tôi cố gắng cho các bạn nhìn thấy được về tình hình FDI trong những năm qua không những trên thế giới và ngay ở chính Việt Nam.

Một cách nhìn khái quát nhất về tất cả những gì mà FDI đã cho tất cả các nước trên thế giới, cùng với những hạn chế cũng như yếu điểm của việc thu hút FDI của các nước trên thế giới sẽ cho chúng ta một cách nhìn về FDI thật rõ ràng trong thời gian tới.

Cùng với đó, những định hướng, chính sách và các biện pháp để thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian sau khủng hoảng kinh tế thế giới. Chúng tôi tin rằng dòng vốn FDI sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam.

Tuy nhiên, một lần nữa chúng tôi xin được nhắc lại, một sự cạnh tranh sẽ diễn ra rất khốc liệt để thu hút “đại gia” FDI. Do đó, Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện khung pháp lý, quy trình giải ngân để có thể phát huy được khả năng thu hút FDI như mong đợi.

THE END!

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam (Trang 60 - 64)