Những thách thức còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam (Trang 37 - 48)

Luật pháp phải minh bạch, đồng bộ, công bằng và hợp lý

Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, điều đó có nghĩa là Việt Nam phải cam kết thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và tính hợp lý. Các luật, quy định và các quyết định của toà án liên quan đến thương mại cần phải được công bố công khai để cho công chúng và thế giới biết trước khi chúng có hiệu lực. Mọi yêu cầu về thông tin, thắc mắc và bình luận đều có thể được giải đáp. Tính đồng bộ có nghĩa là các chính quyền địa phương không được đưa ra những đạo luật riêng không thống nhất với những quy định của WTO, tức là chính quyền địa phương phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO. Tính công bằng yêu cầu không chấp nhận bất cứ sự thiên vị nào trong việc thực hiện luật pháp. Để tuân thủ tính đồng bộ và tính công bằng, các đạo luật cũng phải mang tính chất hợp lý, phù hợp. So với những tiêu chuẩn quốc tế đó, thì hệ thống luật pháp của Việt Nam còn nhiều yếu kém. Mặc dù Việt Nam đã có Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư nước ngoài nhưng chúng ta còn thiếu nhiều luật trong những lĩnh vực thương mại cụ thể.

Pháp luật về sở hữu trí tuệ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều kiện kinh tế thế giới phát triển theo hướng kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sở hữu trí tuệ; nâng cấp, bổ sung và thống nhất quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đã có và đang được thực hiện thành một luật chung là công việc hết sức quan trọng. Ngày 29/11/2005, Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Việc ban hành Luật này sẽ giải quyết được những đòi hỏi thực tế hiện nay, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế. Việt Nam cũng đã cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới là tại thời điểm gia nhập tổ chức này, mọi nghĩa vụ về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quy định trong Hiệp định TRIPS sẽ được

Việt Nam thực hiện ngay mà không cần thời gian chuyển tiếp. Đồng thời, theo TRIPS, Việt Nam có nghĩa vụ phải tham gia các điều ước quốc tế quan trọng về sở hữu trí tuệ như Công ước Geneva về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống lại sự sao chép trái phép (1971), Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát thanh, truyền hình (1961), Công ước Brussels về phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa (1974) và Công ước UPOV về bảo hộ giống cây trồng mới (văn kiện 1991).

Có thể nói, đến thời điểm này, pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn về tính đầy đủ theo yêu cầu của Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế quan trọng khác về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ của nước ta còn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về “tính hiệu quả”. Các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp chế tài dân sự, hành chính, hình sự còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và còn mâu thuẫn, chồng chéo. Ví dụ, việc xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp cùng một lúc có thể áp dụng hai nghị định khác nhau với hai mức phạt khác nhau: Nghị định 12/CP ngày 6/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, trong khi Nghị định 175/CP ngày 10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại quy định mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Hơn nữa, các quy định phạt hành chính còn chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Với mức phạt tối đa là 100.000.000 thì người vi phạm sẵn sàng bỏ ra để đạt được lợi ích lớn hơn nhiều khi có được tài sản trí tuệ của người khác. Bên cạnh đó, quy định về thẩm quyền và trách nhiệm cũng như cơ chế hoạt động của hệ thống các cơ quan thực thi hành chính chưa hợp lý.

Nguyên nhân của tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là do: (i) Các quy phạm pháp luật chưa có hiệu lực cao. Hệ thống các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nước ta nằm rải rác, tản mạn trong rất nhiều văn bản, phần lớn là văn bản dưới luật, hiệu lực thi hành thấp, gây khó khăn, phức tạp cho người vận dụng, gây ấn tượng không ổn định, dễ thay đổi. Một số quy phạm pháp luật còn thiếu cụ thể, chưa thống nhất, đồng bộ, chưa có tính khả thi. (ii) Hoạt động của các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ thiếu thống nhất và hiệu quả. Trong

số các cơ quan cùng bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay không có cơ quan nào làm đầu mối phối hợp như ở các lĩnh vực khác. Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và các sở Khoa học và Công nghệ được các cơ quan thực thi pháp luật trưng cầu ý kiến giám định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhưng thường không nắm được kết quả giám định của mình được sử dụng như thế nào. Thông tin giữa các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhiều khi không thông suốt. Thậm chí, không hiếm trường hợp mỗi cơ quan thực thi giữ một quan điểm khác nhau về cùng một vụ việc, dẫn đến kết quả xử lý khác nhau. Bên cạnh đó, các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiện nay có rất ít cán bộ được đào tạo về sở hữu trí tuệ. (iii)Nhận thức của xã hội về sở hữu trí tuệ còn rất hạn chếĐối với đa số người dân, sở hữu trí tuệ vẫn là một lĩnh vực mới mẻ, thậm chí hơi “xa xỉ” so với những lo toan cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó, thông tin về sở hữu trí tuệ là một khâu còn rất yếu, mạng lưới dịch vụ về sở hữu trí tuệ rất mỏng, không tạo điều kiện để nâng cao nhận thức chung và thúc đẩy các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Kinh nghiệm của các nước đã trải qua cho thấy nếu tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ lên 10% thì đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng 50% và các công nghệ cao sẽ tăng trưởng 40%. Đó là cơ hội vô cùng to lớn mà các nước đang phát triển phải nắm lấy khi mà quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành điều kiện bắt buộc cho các quốc gia khi hội nhập sân chơi quốc tế. Vì vậy, để đáp ứng được với TRIPS, tránh được trừng phạt ngặt nghèo do vi phạm và để hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn các hệ thống luật liên quan đến vấn đề này.

Ngay khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO tháng 1/2007, phái đoàn 18 doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu nước Mỹ như Boeing, Chevron, Exxon Mobil, IBM, Time Warner... đã đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư. Nhiều doanh nghiệp muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Điều mà họ quan tâm nhất là Việt Nam đã có những cam kết gia nhập WTO và sẽ thực thi những cam kết này như thế nào. Ví dụ, tập đoàn DELL rất nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất máy tính đã sang gặp một số cơ quan Chính phủ Việt Nam và tập đoàn Intel đang đầu tư ở Việt Nam để tìm hiểu xem Việt Nam có là một ứng cử viên tiềm năng cho việc đầu

tư không. Những doanh nghiệp khác như tập đoàn IBM, HP thì rất quan tâm đến một số Nghị định của Chính phủ gần đây về đấu thầu và cung ứng. Trong Nghị định về việc mua bán các sản phẩm IT, trong đó có yêu cầu các sản phẩm IT nước ngoài khi tham gia đấu thầu phải có tỷ lệ phần trăm sản xuất từ các công ty Việt Nam. Hiện tại Việt Nam hầu như chưa có doanh nghiệp nào tham gia sản xuất phần mềm nên yêu cầu trên rất khó thực hiện.

Như vậy, về vấn đề môi trường pháp lý, điều mà các nhà tài trợ và các nhà đầu tư, doanh nghiệp mong muốn hiện nay là sớm có các văn bản hướng dẫn việc thực thi các luật mới tránh để tạo ra một khoảng trống khi mà các luật cũ đã hết hiệu lực, nhưng luật mới lại chưa có Nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện.

Thiếu cán bộ quản lý và lao động tay nghề cao

Để có thể hội nhập WTO một cách hiệu quả, một trong những công việc trong tương lai đòi hỏi Việt Nam phải có một đội ngũ cán bộ quản lý đông đảo về số lượng và giỏi về chuyên môn. Có như vậy Việt Nam mới chủ động đề ra được các kế hoạch, lộ trình hội nhập trong lĩnh vực FDI phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và không bị quá chậm so với các nước khác, mới chuẩn bị tốt được các yếu tố trong nước để hạn chế các tác động tiêu cực và tăng cường các tác động tích cực của tự do hoá FDI. Trong khi đó, hiện tại đội ngũ cán bộ quản lý của Việt Nam còn ít, thiếu kinh nghiệm hội nhập. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ đòi hỏi phải có thời gian và kinh phí. Đây là một việc không dễ đối với Việt Nam trong điều kiện ngân sách còn hạn chế và hệ thống giáo dục chưa theo kịp trình độ tiên tiến trên thế giới.

Một vấn đề nữa đặt ra cho nguồn nhân lực của Việt Nam đó là nguồn lao động phổ thông. Tăng cường hội nhập trong lĩnh vực FDI đồng nghĩa với việc có cơ hội tăng dòng vốn này lên, nhưng muốn tăng vốn đầu tư thì trước tiên cần có nguồn lao động có chất lượng phù hợp yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trên thực tế, nguồn lao động phổ thông của Việt Nam có ưu điểm là cần cù, chịu khó và có giá rẻ nhưng chuyên môn kỹ thuật yếu, thiếu tác phong công nghiệp và không tôn trọng cam kết. Lực lượng lao động có trình độ, kiến thức ở Việt Nam còn thiếu. Việt Nam là nước khá thành công trong việc phổ cập giáo dục với tỷ lệ người biết chữ cao (chiếm 97%), tỷ lệ người có bằng cấp trên đại học cũng tương đối cao.

Nhưng trên thực tế số người tiếp cận được với khoa học kỹ thuật và phong cách quản lý mới còn quá ít ỏi, số lượng sinh viên tốt nghiệp khối kỹ thuật của Việt Nam chỉ là 30,6% tổng số sinh viên tốt nghiệp; trong khi đó con số này của Trung Quốc là 64,2% và Singapore là 42%. Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài thì hiện giá nhân công ở Việt Nam rẻ nhưng lại hoá đắt so với các nước khác nếu so sánh tương quan giữa giá nhân công và năng suất lao động. Chính vì vậy một số doanh nghiệp FDI ở Việt Nam phải thuê chuyên viên kỹ thuật người nước ngoài, điều này làm giảm cơ hội việc làm của lao động Việt Nam.

Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ tìm kiếm nguồn lao động với giá rẻ mà là nguồn lao động có chất lượng cao với giá hợp lý. Vì vậy, để phát huy lợi thế của lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ trong thu hút FDI, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa việc gắn kết giữa đào tạo - sản xuất và nghiên cứu để có được lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng kịp thời với nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều yếu kém

Công tác quản lý Nhà nước còn một số bất cập. Bên cạnh những cải tiến rõ rệt về thủ tục hành chính từ khâu hình thành, thẩm định dự án đến khâu thực hiện dự án, những quy định về thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực như xuất khẩu, nhập khẩu, hải quan, đất đai.... còn rất phức tạp, gây phiền hà và làm nản lòng các nhà đầu tư. Trong một thời gian dài, việc quản lý quá tập trung vào khâu cấp phép đầu tư, buông lỏng khâu quản lý sau giấy phép là khâu quyết định thành bại của dự án. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước không nắm vững tình hình và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước thiếu chặt chẽ, nhiều cơ quan có xu hướng muốn mở rộng quyền lực nhưng lại né tránh trách nhiệm.

Thủ tục hành chính là một trong những cản trở làm tăng chi phí và làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi có giấy phép đầu tư các nhà đầu tư còn phải xin rất nhiều các loại giấy phép khác mới được triển khai dự án. Việt Nam chưa có cơ quan dịch vụ tư vấn đầu tư miễn phí như ở các nước. Các thủ tục về địa chính, về thuế, những quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... thường xuyên

thay đổi, không nhất quán và chồng chéo gây hoài nghi cho các nhà đầu tư nước ngoài về chính sách và luật pháp của Việt Nam. Trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp để cải cách hành chính nhưng bộ máy hành chính Nhà nước ở Việt Nam vẫn bị các tổ chức quốc tế đánh giá thấp.

Việc thực thi pháp luật, chính sách chưa nghiêm. Hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực chưa bị chặn đứng; tình trạng thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, phiền hà, hiện tượng hình sự hoá các quan hệ kinh tế có xu hướng tăng lên, nạn tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả chậm được khắc phục... Những vấn đề trên đã làm biến dạng chính sách, làm xấu thêm môi trường đầu tư. Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều sơ hở để một số đối tác nước ngoài lợi dụng như nâng giá đầu vào, hạ giá đầu ra để thu lời bất chính, đưa thiết bị cũ, lạc hậu vào nền kinh tế, gian lận thương mại.

Thách thức trong cạnh tranh thu hút FDI với các nước khác

Tự do hoá FDI sẽ dẫn đến những khó khăn cho Việt Nam trong quá trình cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước thành viên ASEAN trong thu hút FDI. Lý do thứ nhất là vì chế độ FDI của Việt Nam tuy đã được điều chỉnh nhiều lần theo hướng tự do hoá nhưng vẫn còn nhiều rào cản và so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới mức độ tự do hoá FDI của Việt Nam chưa cao. Theo kết quả nghiên cứu về tự do hoá đầu tư của các nước APEC của Chiang Rai (Nhật Bản), Việt Nam có được mức độ các rào cản đối với FDI đứng thứ 7 trong tổng số 19 nước được nghiên cứu.

Lý do thứ hai là vì ngay cả khi môi trường luật pháp, chính sách FDI của Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nước khác thì nhiều yếu tố khác của môi trường FDI của Việt Nam như cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp phụ trợ... vẫn còn kém sức hấp dẫn so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Gia nhập WTO sẽ tạo ra một mặt bằng pháp lý chung trong khu vực để điều chỉnh FDI. Việc tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng và thuận lợi sẽ khiến cho các nhà đầu tư thay vì đầu tư vào một nước để chiếm lĩnh thị trường nước này, có thể đầu tư mới

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam (Trang 37 - 48)