Hạn chế của việc thu hút FDI:

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam (Trang 48 - 50)

Trong nửa cuối năm 2006, nhìn thấy trước triển vọng Việt Nam sẽ gia nhập WTO trong đầu năm 2007, vốn FDI đã có xu hướng tăng mạnh vào nước ta với những tập đoàn lớn, những công ty đa quốc gia đăng ký đầu tư. Xu hướng này tiếp tục tăng nhanh trong năm 2007 và cả năm 2008. Năm 2007, vốn FDI tăng đến 93,2% với mức đăng ký đạt 21,3 tỷ USD. Năm 2008, mặc dù lạm phát tăng cao nhưng vốn FDI vẫn tăng gấp gần ba lần với số vốn đăng ký đạt 60,3 tỷ USD, nếu tính cả số vốn tăng thêm trong các dự án đã thực hiện thì vốn FDI năm 2008 là 64 tỷ USD, mức kỷ lục từ trước đến nay. Vốn FDI thực hiện năm 2007 là 8 tỷ USD, chiếm 24,8% tổng đầu tư toàn xã hội, năm 2008 mặc dầu lạm phát cao vào quý III và khủng hoảng tài chính cũng đã bắt đầu xuất hiện, tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng các nước Âu Mỹ nhưng vốn thực hiện vẫn đạt 11,3 tỷ USD, chiếm 29,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Tuy nhiên, dù cơ hội là một thực tế nhưng khả năng tận dụng cơ hội còn rất hạn chế. Tỷ lệ vốn thực hiện đạt thấp (năm cao nhất - năm 2007 cũng chỉ đạt 38%, năm 2008 chỉ đạt 17% so với vốn đăng ký) do khả năng tiếp nhận của chúng ta còn kém. Chúng ta vẫn nói là chúng ta sẽ khai thác, học tập được từ các nhà đầu tư nước ngoài công nghệ máy móc hiện đại, kinh nghiệm quản lý... Nhưng, kết quả mà chúng ta nhận được dường như còn rất chừng mực”. Đã thế, còn một thực tế đáng buồn khác đang diễn ra là một số dự án FDI “bóp chết” các nhà sản xuất trong nước. Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Phạm Chí Cường đã không ít lần bầy tỏ sự đau khổ về việc “chết hết cả” của các nhà máy thép trong nước khi ngành thép “được” đón hàng chục các dự án quy mô hàng tỷ USD...

Bên cạnh đó, cơ cấu FDI cũng không hợp lý: Số vốn FDI thấp không phải là vấn đề trong bối cảnh hiện nay. Nhưng nếu nhìn vào cơ cấu phân bổ theo vùng lãnh thổ, 6 tháng đầu năm 2009, FDI chủ yếu tập trung vào những khu vực đã có dấu hiệu quá tải về đầu tư và căng thẳng vào đất đai. Trong 8,87 tỉ USD FDI của nửa đầu 2009, có tới 6,46 tỉ USD được đăng kí triển khai tại Bà Rịa Vũng Tàu, chiếm tới 73% tổng vốn đăng ký. Trong cơ cấu ngành hàng, FDI 6 tháng đầu năm, 50% đăng kí vào dịch vụ lưu trú, ăn uống, 16,5% vào bất động sản. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dịch vụ lưu trú, khách sạn thực tế cũng là dự án bất động sản. Như vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản 6 tháng đầu năm lên tới gần 6 tỉ đô la, bằng 76,5% tổng vốn đăng ký. Có khoảng 6 tỷ USD đã được đăng kí vào bất động sản và khách sạn, đây là lĩnh vực mà không mang lại nhiều giá trị gia tăng và năng lực sản xuất kinh doanh cho nền kinh tế, để đưa nền kinh tế Việt Nam lên một tầm mới trong sự phát triền về năng suất”.

Nhiều dự án hàng tỷ USD vẫn chỉ nằm trên giấy là đang là một nỗi buồn không nguôi đằng sau “vầng hào quang” về tạo hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế về FDI. Như trong năm 2008, với gần 70 tỷ USD vốn FDI nhưng chỉ có 4 tỷ USD giải ngân trong sáu tháng đầu năm 2009. Một thực tế khác không khỏi thất vọng về FDI là những nhà đầu tư luôn lựa chọn các lĩnh vực ít rủi ro nhất, mang lại hiệu quả và nhanh thu hồi vốn nhất. Như tại “đầu tàu” cả nước về FDI là TPHCM,

đầu tư nước ngoài trong sản xuất công nghiệp hiện chủ yếu vẫn là gia công lắp ráp. Nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc vào nước ngoài, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Theo nhận xét của Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo: “Chúng ta đã biến thị trường trong nước thành nơi chuyên đóng gói. Thực tế, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là bởi họ nhìn thấy có thể khai thác, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, nguồn tài nguyên, khoáng sản...

Những dự án FDI bị bỏ dở do nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn kinh tế chỉ là một phần trong bức tranh tổng thể về FDI tại Việt Nam 6 tháng đầu năm. Dự báo, có thể sẽ còn nhiều dự án FDI bị trì hoãn hoặc huỷ bỏ như vậỵ trong năm nay. Theo đánh giá của Cục đầu tư nước ngoài, năm 2009, Việt Nam sẽ chỉ thu hút mới được khoảng 20 tỷ đô la và giải ngân khoảng 8 tỉ USD vốn FDI – chưa bằng 30% so với năm ngoái.

Những con số này không cao về giá trị tuyệt đối. Nhưng có lẽ, bên cạnh chuyện cao thấp của số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã đến lúc phải điều chỉnh để có được một cơ cấu FDI có thể đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thay vì cơ cấu chỉ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam (Trang 48 - 50)