0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Công tác bảo dưỡng và sửa chữa

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ (Trang 66 -68 )

Việc bảo dưỡng hệ thống thường xuyên là rất quan trọng nhằm tạo những điều kiện tối ưu cho sự hoạt động của các thiết bị đồng thời kịp thời phát hiện những hư hỏng, sự cố có biện pháp sửa chữa, khắc phục kịp thời duy trì sự làm việc ổn định của hệ thống đảm bảo các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật.

Hệ thống điều hòa không khí VRV có khả năng tự động thông báo sự cố của các thiết bị trong hệ thống bằng cách hiển thị mã lỗi trên màn hình tinh thể lỏng. Thông qua mã lỗi này người vận hành, sửa chữa khoanh vùng được sự cố làm giảm đáng kể thời gian khắc phục sự cố.

- Hệ thống phải được kiểm tra các thông số làm việc như áp suất, dòng điện, độ quá nhiệt, độ quá lạnh… định kỳ 6 tháng một lần.

- Các dàn lạnh được bố trí trong không gian điều hòa, là bộ phận trao đổi nhiệt, xử lý không khí cấp cho không gian điều hòa. Các dàn lạnh cần phải được bảo dưỡng định kỳ 3 tháng một lần gồm các công việc như: Lau rửa các phin lọc, kiểm tra các thông số: Lưu lượng gió, nhiệt độ gió, gió hồi.

Phương án lựa chọn hệ thống điều hoà không khí VRVII của hãng Daikin với các dàn lạnh giấu trần cassette, giải pháp cấp gió tươi bằng cách sử dụng các dàn thông gió tái thu hồi nhiệt HRV cho công trình “KTX trường cao đẳng Điện Tử - Điện Lạnh ” là hết sức phù hợp về kinh tế và kỹ thuật, có những ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

- Thoả mãn các yêu cầu của thiết kế (độ lạnh, độ ồn, mỹ quan, sức khoẻ, vận hành...).

- Thi công và lắp đặt dễ dàng.

- Tiết kiệm điện năng do sử dụng máy VRVII (trên 20%) cũng như sử dụng thiết bị với công suất nhỏ hơn.

- Công suất nhỏ hơn do đó tiết kiệm được chi phí hoạt động.

- Dễ dàng vận hành sửa chữa, các khu vực quan trọng luôn luôn đảm bảo yêu cầu điều hoà.

Nhược điểm:

- Chi phí đầu tư cao hơn do sử dụng thiết bị VRV dù hệ thống này rất tiết kiệm điện, sử dụng công nghệ tiên tiến và hoàn hảo....

Xét về tất cả các mặt thẩm mỹ, kinh tế và kỹ thuật thì hệ thống VRV là phương án tối ưu nhất cho công trình này.

1. Nguyễn Đức Lợi(2005), Hướng dẫn Thiết kế Hệ thống Điều hoà không khí, NXB Khoa học và

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ (Trang 66 -68 )

×