Miệng thổi là thiết bị cuối cùng trên đường ống gió có nhiệm vụ cung cấp và khuếch tán gió vào phòng, phân bố đều không khí điều hòa trong phòng, sau đó không khí được qua miệng hút tái tuần hoàn về thiết bị xử lý không khí.
Miệng thổi và miệng hút được phân ra nhiều loại khác nhau, tùy thuộc hình dáng, vị trí lắp đặt, công dụng và tác dụng phân bố không khí, tốc độ không khí…
4.2. Yêu cầu của miệng thổi và miệng hút .
- Có kết cấu đẹp, hài hòa với trang trí nội thất công trình, dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ - Cấu tạo chắc chắn, không gây tiếng ồn.
- Đảm bảo phân phối gió đều trong không gian điều hòa và tốc độ trong vùng làm việc không vượt quá mức cho phép.
- Có van điều chỉnh cho phép dễ dàng điều chỉnh lưu lượng gió.
- Kích thước nhỏ gọn, nhẹ nhàng, được làm từ các vật liệu đảm bảo bền đẹp, không rỉ.
- Kết cấu dễ vệ sinh lau chùi.
4.3. Chọn và bố trí miệng thổi và miệng hút.
Công trình sử dụng các dàn lạnh Cassette thổi đa hướng gắn trần, các dàn lạnh này có các tấm cửa thổi và cửa hút được thiết kế sẵn theo máy đó là các ghi gió kiểu chớp.
Riêng các miệng hút được tính toán như sau: Tốc độ miệng hút là 2 m/s
Tầng 3 :
Lưu lượng không khí cần hút của mỗi miệng là 480/8 = 60 l/s. Tiết diện miệng :
F = L/ ω = 0,06/2= 0,03 m2
Miệng hút chọn có kích thước 200x200 tiết diện là 0,04 m2
Trước các miệng hút có van điều chỉnh gió để đảm bảo phân bố đều áp suất tĩnh trên các đoạn ống.
Bản vẽ mặt bằng của tòa từ tầng 3 đến tầng 5. Do 3 tầng đều co diên tích bằng nhau, và hệ thống thông gió .
Chương VII
CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG, VẬN HÀNH LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CHỮA