1.1. Lựa chọn miệng thổi và miệng hút
Yêu cầu miệng thổi và miệng hút
Việc lựa chọn miệng thổi và hình thức thổi gió ta căn cứ vào chiều cao, diện tích sàn không gian điều hoà, lưu lượng không khí cần thiết và các chỉ tiêu sau:
- Có kết cấu đẹp, hài hoà với trang trí nội thất của công trình, dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ khi bảo hành, bảo trì.
- Cấu tạo chắc chắn không gây tiếng ồn.
- Đảm bảo phân phối gió đều trong không gian cần điều hoà và tốc độ gió trong vùng làm việc không vượt quá giới hạn cho phép.
- Trở lực cục bộ nhỏ nhất.
- Có van điều chỉnh cho phép dễ dàng điều chỉnh lưu lượng gió.
- Kích thước nhỏ gọn nhẹ nhàng, được làm từ các vật liệu đảm bảo bền đẹp không gỉ và hài hoà với trần giả.
- Kết cấu dễ vệ sinh lau chùi khi cần thiết.
1.2. Tính chọn miệng thổi và miệng hút
Ta căn cứ vào đặc điểm công trình, mặt bằng trần để chọn số lượng miệng thổi. Sau đó lựa chọn loại miệng thổi và tính toán kiểm tra các thông số yêu cầu để điều chỉnh các thông số.
Trong công trình này, loại miệng thổi khuếch tán đa hướng thổi được chọn để lắp đặt cho phù hợp với kiến trúc của công trình.
Để đảm bảo cho hệ thống phân phối không khí vận hành an toàn và tuỳ theo yêu cầu của từng công trình mà ta có thể phải lắp đặt một số thiết bị phụ cho hệ thống ống gió như: - Bộ lọc không khí. - Chớp gió. - Van gió. - Van chặn lửa. - Bộ sưởi không khí.
- Hộp điều chỉnh lưu lượng. - Hộp tiêu âm.
Đối với công trình này là một công trình dân dụng nên không có yêu cầu cao về các điều kiện tiện nghi nhưng ta vẫn phải đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh. Do đó ta cần phải lắp đặt các thiết bị phụ:
- Bộ lọc không khí. - Hộp tiêu âm.
Tại mỗi miệng hồi, ta bố trí một bộ lọc không khí dạng tấm.