Những hoạt động của học sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu vận dụng phương pháp thực nghiệm để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh khi dạy học một số kiến thức của chương các định luật bảo toàn vật lý lớp 10 nâng cao (Trang 30 - 35)

1.3.1.1. Con đường nhận thức vật lí

Cũng nhƣ các môn khoa học tự nhiên khác, khoa học vật lý nghiên cứu thế giới tự nhiên nhằm phát hiện ra những đặc tính và quy luật khách quan của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các sự vật hiện tƣợng trong tự nhiên. Vấn đề then chốt là phải đặt ra cho con ngƣời nghiên cứu là: làm thế nào để tìm ra chân lý, làm thế nào để biết những điều nhà nghiên cứu tìm ra đúng là chân lý khách quan? V.I. Lênin đã khái quát hóa những thành tựu của rất nhiều nhà khoa học trên con đƣờng đi tìm chân lý, nhiều khi phải trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt và đã chỉ ra: “Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, rồi từ tƣ duy trừu tƣợng trở về thực tiễn, đó là con đƣờng biện chứng của nhận thức hiện thực khách quan”. V.G. Razumôpxki trên cơ sở khái quát những phát biểu giống nhau của những nhà vật lý nổi tiếng nhƣ Anhxtanh, M. Plăng, M.Boocnơ, P.l. Kapitsa… đã trình bày những khía cạnh chính của quá trình sáng tạo khoa học dƣới dạng chu trình nhƣ sau. Từ sự khái quát những sự kiện xuất phát đi đến xây dựng mô hình trừu tƣợng giả định (có tính chất nhƣ một giả thuyết); từ mô hình dẫn đến việc rút ra hệ quả lý thuyết (bằng suy luận logic hay suy luận toán học); kiểm tra bằng thực nghiệm những hệ quả đó.

Hình 1.3: Chu trình sáng tạo V.G. Ra-zu-mốp-xki

Nếu những kết quả thực nghiệm phù hợp với hệ quả dự đoán thì mô hình giả thuyết đó đƣợc xác nhận là đúng đắn và trở thành chân lý. Nếu những sự kiện thực nghiệm không phù hợp với những dự đoán lý thuyết thì phải xem lại lý thuyết, chỉnh lý hoặc thay đổi. Mô hình trừu tƣợng đƣợc xác nhận trở thành nguồn tri thức mới, tiếp tục đƣợc sử dụng để suy ra những hệ quả mới hoặc để giải thích những sự kiện thực nghiệm mới phát hiện.

Mô hình giả định

trừu tƣợng Các hệ quả lôgíc

Những sự kiện khởi đầu

Thí nghiệm kiểm tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bởi vì mỗi mô hình, mỗi lý thuyết chỉ phản ánh một số mặt của thực tế, cho nên khi mở rộng phạm vi ứng dụng của mô hình sẽ đến một lúc, ta gặp những sự kiện thực nghiệm mới không phù hợp với hệ quả suy ra từ mô hình đó, nghĩa là không giải thích đƣợc những sự kiện thực nghiệm mới; đến lúc đó phải bổ sung, chỉnh lý mô hình cũ cho phù hợp hoặc phải bỏ mô hình đi mà xây dựng mô hình mới, bắt đầu một chu trình mới của quá trình nhận thức. Nhƣ vậy, chu trình nhận thức khoa học không khép kín mà đƣợc mở rộng dần dần, làm giàu thêm cho kiến thức khoa học. Bằng cách đó, con ngƣời ngày càng tiếp cận hơn với chân lý khách quan. Ta có thể mô tả quá trình nhận thức vật lý chi tiết hơn, gồm các giai đoạn điển hình sau: Thực tiễn → Vấn đề → Giả thuyết → Hệ quả → Định luật → Lý thuyết → Thực tiễn. [12]

Chu trình và sơ đồ nói trên mô tả toàn bộ quá trình vật lý. Đối với mỗi nhà vật lý, trong một công trình nghiên cứu cụ thể của mình, có thể chỉ tham gia vào một giai đoạn.

Nhƣ vậy, con đƣờng đi tìm chân lí xuất phát từ thực tiễn và cuối cùng trở lại thực tiễn, lấy thực tiễn làm chân lí.

Một vấn đề cơ bản đƣợc đặt ra trong quá trình nhận thức vật lý là: Phải luôn luôn đối chiếu những khái niệm, định luật, những mô hình vật lý là những sản phẩm do trí tuệ con ngƣời sáng tạo ra với thực tiễn khách quan để hiểu rõ chúng dùng để phản ánh, mô tả, biểu đạt đặc tính gì, quan hệ nào của thực tế khách quan và giới hạn phản ánh của nó đến đâu. Kết quả của quá trình nghiên cứu, học tập, nhận thức vật lý, ngoài việc nắm đƣợc các định luật cụ thể chi phối các hiện tƣợng cụ thể của tự nhiên để vận dụng chúng cải tạo tự nhiên, phục vụ lợi ích con ngƣời, còn phải làm cho học sinh tin tƣởng vững chắc rằng: Mọi hiện tƣợng trong tự nhiên đều diễn ra theo quy luật của tự nhiên có tính chất khách quan, có hệ thống chặt chẽ mà con ngƣời hoàn toàn có thể nhận thức đƣợc ngày càng sâu sắc, tinh tế, chính xác hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.1.2. Hoạt động nhận thức vật lý của học sinh

a. Dạy và phát triển năng lực nhận thức

Dạy học là một dạng hoạt động đặc trƣng của loài ngƣời nhằm truyền thụ cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội mà loài ngƣới đã tích luỹ đƣợc, biến chung thành vốn liếng kinh nghiệm và phẩm chất, năng lực của cá nhân ngƣời học. Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động liên quan với nhau, tác động qua lại với nhau: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Hai hoạt động này đều có chung một mục đích cuối cùng là làm cho HS lĩnh hội đƣợc nội dung học đồng thời phát triển đƣợc nhân cách, năng lực của mình. Quá trình học xảy ra rất phức tạp và đa dạng, trong đó sự phối hợp hoạt động giữa GV và HS có ý nghĩa quyết định.

Trong dạy học truyền thống trƣớc đây, GV là ngƣời quyết định, điều khiển toàn bộ các hoạt động của quá trình dạy học, từ đặt vấn đề mở đầu, giải quyết vấn đề, đánh giá và kết luận; Còn HS thì thụ động tiếp thu, ghi nhớ, nhắc lại, làm theo mẫu. Chiến lƣợc dạy học này xuất phát từ quan niệm về nhiệm vụ của giáo dục chỉ là một sự truyền đạt đơn giản những kiến thức, kinh nghiệm xã hội nhƣ những sản phẩm hoàn chỉnh, đã đƣợc thử thách. “Từ đó dẫn ngƣời GV ngấm ngầm hay công khai coi đứa trẻ hoặc nhƣ một ngƣời lớn thu mhỏ cần dạy dỗ, giáo dục, làm cho nó giống với mẫu ngƣời lớn nhanh chừng nào hay chừng ấy, hoặc nhƣ một kẻ hứng chịu tội lỗi của tổ tiên là….chứa trong mình một chất liệu chống đối, cho nên cần phải uốn nắn hơn là tạo dựng” (J.Piaget).

Nhà trƣờng mới không chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức mà con chú trọng đến phát triển toàn diện nhân cách cho HS. Trong lịch sử giáo dục, kinh nghiệm về GV truyền thụ kiến thức đã có nhiều, nhƣng về phát triển nhân cách, phát triển năng lực thì còn mới mẻ. Trong sự phát triển đa dạng của nhân cách thì phát triển năng lực nhận thức là cơ sở, có ảnh hƣởng tới việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển những năng lực khác. Thành tựu quan trọng nhất của tâm lí học phát triển, dùng làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lƣợc dạy học mới, phƣơng pháp dạy học mới hiện nay là hai thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget (1896 - 1980) và Lep Vƣgôtski (1896 - 1934)

Học thuyết thích nghi của Jean Piaget: “Trẻ em phát triển trí tuệ, đạt đến phẩm chất tâm lí cao đều trải qua các giai đoạn: Mất cân bằng, đồng hoá, điều ứng, thích nghi, lập lại cân bằng ở trình độ cao hơn”.

Sơ đồ:

Mất cân bằng Đồng hoá + điều ứng Thích nghi Lập lại cân bằng “Đồng hoá”: là sử lý các tác động của môi trƣờng tạo ra sự thống nhất của môi trƣờng với bản thân.

“ Điều ứng”: là sự huy động tất cả các khả năng có thể của bản thân vƣợt qua thử thách của môi trƣờng.

Lý thuyết về vùng phát triển gần của Vƣgôtxki có nội dung là: Chỗ tốt nhất của sự phát triển của trẻ em là vùng phát triển gần. Vùng phát triển gần là vùng phát triển tƣơng ứng với sự phát triển mà trẻ có thể đạt với sự giúp đỡ của ngƣời lớn hoặc bạn bè (đó là vùng phát triển gần - đó là một tiềm năng, một năng lực tiềm ẩn, đây là một khái niệm về tâm lý học). Vùng phát triển gần là khoảng cách giữa trình độ hiện đang có của trẻ (HS) và trình độ cao hơn phải đạt tới và có thể đạt tới. Bằng sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của ngƣời khác (vai trò của thầy) học sinh có thể vƣợt qua đƣợc khoảng trống đó. Không có con đƣờng lôgic để vƣợt qua khoảng trống đó mà GV có thể thu hẹp khoảng trống đó thích hợp để HS tự lực thực hiện một bƣớc nhảy để vƣợt qua .

b. Bản chất của hoạt động dạy học vât lý

Trong phạm vi nhà trƣờng, hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên định hƣớng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của ngƣời học,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giúp ngƣời học tìm tòi, khám phá tri thức tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của bản thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo giáo sƣ Phạm Hữu Tòng, bản chất của hoạt động dạy học là dạy hành động (hành động chiếm lĩnh tri thức và hành động vận dụng tri thức), do đó, trong dạy học, giáo viên cần tổ chức các tình huống học tập đòi hỏi sự thích ứng của ngƣời học để qua đó ngƣời học chiếm lĩnh đƣợc tri thức, đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách toàn diện của mình.[20]

Một phần của tài liệu nghiên cứu vận dụng phương pháp thực nghiệm để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh khi dạy học một số kiến thức của chương các định luật bảo toàn vật lý lớp 10 nâng cao (Trang 30 - 35)