Hiện tƣợng vật lý rất phức tạp và đa dạng. Trong lịch sử, các nhà vật lý đã sáng tạo ra rất nhiều cách làm để đạt đƣợc mục đích mong muốn, rất nhiều hành động đã đƣợc áp dụng. Có thể mỗi một phát minh mới của vật lý học là do kết quả của rất nhiều hành động ở mức độ khó khăn, phức tạp khác nhau, nhiều thao tác có mức độ tinh vi, thành thạo ngày càng cao, khó có thể liệt kê đầy đủ và phân loại chính xác. Dƣới đây, chỉ nêu ra những hành động đƣợc dùng phổ biến trong quá trình nhận thức vật lý theo PPTN của học sinh ở trƣờng phổ thông:
1). Quan sát, nhận biết những dấu hiệu đặc trƣng của sự vật, hiện tƣợng. 2). Phân tích một hiện tƣợng phức tạp ra thành những hiện tƣợng đơn giản. 3). Xác định những giai đoạn diễn biến của hiện tƣợng
4). Bố trí một thí nghiệm để tác động vào tự nhiên tạo ra một hiện tƣợng trong những điều kiện xác định.
5). Đo một đại lƣợng vật lý, ghi chép những thông tin thu thập đƣợc từ quan sát, thí nghiệm.
6). Tìm các dấu hiệu khác nhau của sự vật, hiện tƣợng.
7). Tìm tính chất chung của nhiều sự vật, hiện tƣợng cùng loại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9). Tìm mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tƣợng.
10). Mô hình hoá các sự kiện thực tế quan sát đƣợc dƣới dạng những khái niệm, những mô hình lí tƣởng để sử dụng chúng làm công cụ của tƣ duy.
11). Lập đồ thị biểu diễn sự biến thiên của một đại lƣợng vật lý.
12). Tìm mối quan hệ hàm số giữa các đại lƣợng vật lý, biểu diễn bằng công cụ toán học.
13). Đề xuất dự đoán.
14). Giải thích một hiện tƣợng thực tế. 15). Xây dựng một giả thuyết.
16). Từ giả thuyết, suy ra một hệ quả.
17). Lập phƣơng án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết (hệ quả).
18). Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế của những khái niệm, định luật vật lý.
19). Diễn đạt bằng lời những kết quả qua hành động.
20). Tìm phƣơng pháp chung để giải quyết một loại vấn đề.