Giáo án 1: Định luật bảo toàn động lượng * Ở lớp ĐC:
GV cộng tác TNSP soạn giáo án, tiến hành bài giảng theo trình tự thiết kế nhƣ SGK. Mặc dù GV đã cố gắng đƣa ra những câu hỏi gợi mở đối với HS, cho HS thảo luận một số vấn đề song phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình, diễn giảng. HS không chỉ chú ý ghi chép các biến đổi toán học. Việc thảo luận, đƣa ra quan điểm, ý kiến riêng của HS là rất ít, chỉ khi nào giáo viên đặt câu hỏi bắt phải trả lời thì các em mới suy nghĩ. Kiến thức đƣợc xây dựng không đƣợc khắc sâu vào trong nhận thức của HS, các em nhớ một cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
máy móc, khi vận dụng định luật bảo toàn động lƣợng để giải thích một số hiện HS còn bỡ ngỡ, lúng túng. Tuy nhiên GV cũng hoàn thành mục tiêu của bài học và HS thu nhận đƣợc kiến thức chỉ ở mức độ nhận biết, ghi nhớ máy móc, năng lực vận dụng kiến thức còn nhiều hạn chế.
* Ở lớp TN :
Do là bài đầu tiên của chƣơng nên giáo viên đã dặn học sinh ôn lại các kiến thức liên quan là định luật II và định luật III Niutơn. Không khí lớp học sôi nổi hẳn lên từ hoạt động thiết lập biểu thức của định luật. Hệ thống câu hỏi gợi mở logic, phù hợp với nhận thức của HS nên các em áp dụng và rút ra định luật không mấy khó khăn. Đặc biệt, khi chuyển sang hoạt động thiết kế phƣơng án thí nghiệm, lớp học rất sôi nổi. Rất nhiều em đƣa ra các ý tƣởng của mình để kiểm nghiệm lại định luật, các nhóm còn tranh luận nhau về ƣu việt của phƣơng án mà mình đƣa ra.Trong hầu hết các hoạt động mà GV đề ra, HS hào hứng tham gia, các nhóm sôi nổi thảo luận, các em rất thích thú khi vận dụng kiến thức bài học vào thực tế, giờ học bớt căng thẳng mà vẫn đảm bảo đƣợc hiệu quả. Khi quan sát các ví dụ chuyển động của tên lửa, va chạm của các hạt vi mô trên máy tính, các em khắc sâu rằng định luật bảo toàn động lƣợng có phạm vi áp dụng rộng hơn định luật II Niutơn. HS hiểu thêm về một quy luật chi phối chuyển động của vật khi tƣơng tác, củng cố niềm tin vào khoa học, biết ứng dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống thực tế tạo ra hứng thú bộ môn.
Giáo án 2: Định luật bảo toàn cơ năng * Ở lớp ĐC :
GV chủ yếu sử dụng phƣơng pháp đàm thoại gợi mở, cùng HS nhắc lại những khái niệm và biểu thức đã học nhằm phát hiện và điều chỉnh những hiểu biết chƣa đúng đắn hoặc chƣa đầy đủ của HS. GV cũng có sử dụng câu hỏi gợi mở để gợi ý HS khi HS bế tắc, song các câu hỏi gợi mở rất ít. Khi đặt câu hỏi nếu HS không trả lời đƣợc thì GV lại chủ động giải quyết vấn đề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
HS ghi nhớ định luật bảo toàn cơ năng mà không có sự hoài nghi khoa học nào, chấp nhận tất cả những điều thầy đƣa ra và coi đó là “mẫu mực”. Tiết học diễn ra đơn điệu, ít có HS giơ tay tự giác tham gia xây dựng bài, khi áp dụng định luật bảo toàn cơ năng vẫn còn nhiều em lúng túng quên không chọn gốc thế năng để tính.
* Ở lớp TN :
Lớp đƣợc chia nhóm làm cho các em ai cũng thấy mình đƣợc giao nhiệm vụ và cần phải đóng góp ý kiến để hoàn thành yêu cầu GV đƣa ra. HS biết chọn ví dụ, nêu hiện tƣợng xảy ra, lựa chọn những ví dụ đơn giản để có thể áp dụng đƣợc các công thức tính công của lực đƣợc thuận lợi. HS có hoài nghi khoa học khi biết cần phải tiến hành kiểm tra kết quả tính toán lý thuyết bằng thực nghiệm. Tƣ duy sáng tạo bộc lộ rõ khi chính HS là ngƣời vừa thiết kế, vừa thi công các phƣơng án thực nghiệm đƣa ra, kĩ năng làm thí nghiệm, hợp tác nhóm, trình bày báo cáo kết quả thu đƣợc, của HS tiến bộ rõ rệt. Khi tiến hành đo vận tốc bằng đồng hồ hiện số, các em biết lựa chọn đo khi vật rơi đã ổn định, biết cách chọn gốc thế năng ở điểm thấp hơn để tính cơ năng.
Các mục tiêu về kĩ năng và phát triển tƣ duy cơ bản đều đạt đƣợc: Tƣ duy lập luận, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa của HS hơn hẳn lớp ĐC; Hiểu đƣợc định luật bảo toàn cơ năng tổng quát cũng nhƣ khi áp dụng cho trƣờng hợp trọng lực và lực đàn hồi, vận dụng thành công vào giải các bài tập có lập luận chặt chẽ và chính xác.
Nhận xét sau giờ thực nghiệm sƣ phạm: Tiến trình dạy học đã soạn thảo phù hợp, HS tham gia tích cực, không khí lớp học sôi nổi, thoải mái, các nhiệm vụ đặt ra đa dạng, vừa sức và hấp dẫn đối với HS, thời gian dành cho mỗi hoạt động phù hợp. Ở tiết học thứ hai này HS đã bƣớc đầu bắt nhịp đƣợc với PPDH mới.