.
3.5.3.1. Các giải pháp chung
a) Về chính sách bồi thƣờng thiệt hại về đất
Việc bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp cần xem xét và phân hạng cụ thể tại thời điểm thu hồi, không nên dựa vào hạng đất khi họ đƣợc giao vì thực tế trong quá trình sử dụng đất chủ hộ đã đầu tƣ thâm canh, nâng cao giá trị sử dụng của đất so với trƣớc khi đƣợc giao đất. Nếu nhƣ việc phân hạng đất không đƣợc làm thƣờng xuyên thì chúng ta cần phải áp dụng các chính sách khác nhƣ: chính sách hỗ trợ nâng hạng đất nhằm khắc phục một phần khó khăn cho các hộ dân bị thu hồi đất.
Việc bồi thƣờng thiệt hại về đất ở bằng cách giao đất ở khu tái định cƣ nên xem xét theo quy hoạch và định mức đất ở có nhƣ vậy mới đảm bảo về quy hoạch - kiến trúc, đồng thời khi lập dự án cũng nhƣ xác định nhu cầu đất tái định cƣ đƣợc dễ dàng hơn. Triển khai các khu tái định cƣ có cơ sở hạ theo quy hoạch trƣớc, tránh tình trạng nhƣ hiện nay rất bị động, thƣờng làm sau khi triển khai giải phóng mặt bằng thu hồi đất làm dự án.
Cần thành lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trƣờng bất động sản , việc quản lý thị trƣờng này vừa thể hiện chức năng quản lý của Nhà nƣớc vừa sử dụng là công cụ để Nhà nƣớc điều tiết lại chính thị trƣờng đó theo các định hƣớng chiến lƣợc của nhà nƣớc. Trong công tác quản lý đất đai bồi thƣờng giải phóng mặt bằng , việc quản lý thị trƣờng bất động sản có tác dụng cực kỳ to lớn, đó là xác định đƣợc chính xác giá trị tài sản đặc biệt là đất đai khi Nhà nƣớc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Luật Đất đai và các
quy định của bộ Luật dân sự (thu tiền sử dụng đất khi giao đất, tính các loại thuế thu từ đất, bồi thƣờng thiệt hại từ đất...)
b) Bồi thƣờng thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi
Về cơ bản chính sách bồi thƣờng thiệt hại về tài sản nhƣ hiện nay đã đƣợc phần lớn ngƣời dân khi bị thu hồi đất chấp nhận.
Kết quả điều tra cho thấy các ý kiến cho rằng giá bồi thƣờng vẫn còn thấp so với giá thị trƣờng. Vì vậy phải hoàn thiện hơn công tác định giá tài sản trên đất.
Việc bồi thƣờng thiệt hại về tài sản cần tính theo mức thiệt hại thực tế, đƣợc xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thƣờng xuyên xác định lại đơn giá bồi thƣờng tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với giá thị trƣờng.
c) Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống
Không nên chỉ dừng lại ở việc bố trí nơi ở mới, mà cần lƣu ý các giải pháp khôi phục cuộc sống cũng nhƣ tạo điều kiện cho ngƣời bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tƣ dự án mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phƣơng.
Để ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho ngƣời dân phải di chuyển là một nhu cầu tất yếu khách quan. Đảm bảo cho ngƣời dân bị thu hồi đất có một cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng trƣớc lúc di chuyển, mặt khác nhƣ là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trƣờng mà quá trình tái định cƣ có thể đem lại. Vì vậy cần có những chính sách, hỗ trợ cuộc sống cho họ nhƣ:
- Hỗ trợ tạo lập nghề mới thông qua phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cộng đồng dân cƣ.
- Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề: Phải có phƣơng hƣớng chuyển đổi nghề cho ngƣời dân, vì đa số ngƣời dân (có trình độ kém) không thể sử dụng hiệu quả số tiền nhận bồi thƣờng để chuyển đổi nghề, có thể hƣớng đào tạo
trong các trƣờng, trung tâm dạy nghề để đƣợc làm việc trong các dự án thu hồi trên đất của họ.