Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng trung tâm dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tỉnh vĩnh phúc (Trang 84)

.

3.5.3.2. Các giải pháp cụ thể

a) Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành đoàn thể của huyện cần quan tâm hơn trong việc thống nhất chỉ đạo sát sao công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, đặc biệt là chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện của cấp xã, phƣờng, thôn vì mọi vấn đề về bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất thƣờng xảy ra ở đây.

b) Kiên trì giáo dục, thuyết phục nhân dân và vận động sự quan tâm hỗ trợ chính đáng của doanh nghiệp với các hộ dân trong công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng là cần thiết, đặc biệt là việc quan tâm giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Đối với những đối tƣợng đã đƣợc bồi thƣờng thoả đáng, đúng chính sách và thuyết phục nhiều lần mà không chấp hành thì cũng phải có biện pháp xử lý kiên quyết theo pháp luật (có thể dùng biện pháp cƣỡng chế).

c) Công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng là một việc khó khăn, vì vậy khi trực tiếp tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền chủ trƣơng chính sách, pháp luật cần phải cân nhắc kỹ càng, chính xác, thống nhất, điều gì đã hứa với nhân dân thì phải thực hiện cho bằng đƣợc, để tạo niềm tin sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Muốn vậy khâu chuẩn bị phải rất cụ thể và công phu.

d) Khi thực hiện phân cấp cho các huyện, thị xã các đơn vị thành lập tổ công tác bao gồm có các thành phần tỉnh và địa phƣơng để thƣờng trực giải quyết mọi vƣớng mắc trong công tác bồi thƣờng, đồng thời cũng giải quyết kịp thời những tình huống phát sinh, tránh tình trạng một số doanh nghiệp tự ý đi vào nhà dân để trả tiền bồi thƣờng, gây mất trật tự khu vực.

đ) Vai trò của cán bộ, Đảng viên trong Chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng chiếm vị trí quan trọng đến hiệu quả của công tác bồi thƣờng giải phóng

mặt bằng. Thực tế cho thấy nơi nào cán bộ, Đảng viên đoàn kết, thống nhất, có trách nhiệm nhiệt tình, năng lực tốt thì nơi đó việc bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đạt kết quả rất cao.

e) Cần quan tâm hơn, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc giải quyết lao động việc làm, cấp đất dịch vụ, xây dựng hạ tầng, khu đô thị - dịch vụ, vệ sinh môi trƣờng, kinh phí hỗ trợ xây dựng hạ tầng, công trình phúc lợi ở các xã, phƣờng nơi phải thu hồi nhiều đất.

f) Công tác quy hoạch, tái định cƣ phải đi trƣớc một bƣớc, nhƣ vậy làm cho hiệu quả trong công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đạt kết quả cao.

g) Cần tập trung hơn nữa trong công tác quản lý đất đai tại địa phƣơng, kết hợp với chính quyền địa phƣơng có biện pháp tránh tình trạng lấn chiếm đất công, gây khó khăn tốn kém trong công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng.

h) Cần tự kiểm điểm, xem xét lại từng cá nhân, cũng nhƣ tập thể để rút kinh nghiệm, đề ra những giải pháp phù hợp hơn, thực tế hơn, hiệu quả hơn phù hợp với pháp luật trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng diện tích còn lại của dự án.

i) Phối hợp chặt chẽ giữa Ban Giải phóng mặt bằng tỉnh với chính quyền địa phƣơng và các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết các vấn đề liên quan thực hiện giải phóng mặt bằng nhƣ: khu tái định cƣ cho các hộ, giải quyết cho các hộ sinh sống tại khu vực trên đất LNQ của Công ty TNHH MTV nông công nghiệp Tam Đảo, khu vực nghĩa trang mới của thôn.

k) Tăng cƣờng tuyên truyền, giới thiệu về “Trung tâm Dịch vụ y tế và Chăm sóc sức khỏe" để ngƣời dân thấy đƣợc lợi ích của dự án qua đó tăng thêm sự ủng hộ của ngƣời dân với dự án.

Chính quyền địa phƣơng cần quan tâm, giúp đỡ hƣớng cho ngƣời dân bị thu hồi đất những công việc phù hợp để ngƣời dân có thể ổn định đời sống. Tăng lòng tin của ngƣời dân với chính quyền địa phƣơng, cũng nhƣ tăng sự yên tâm của ngƣời dân địa phƣơng về ổn định đời sống khi bị thu hồi đất.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Huyện Tam Đảo đang trên đà phát triển kinh tế xã hội, có nhiều khu du lịch nghỉ mát, tâm linh và đƣợc huyện chú trọng nên ngành thƣơng mại, du lịch phát triển rất mạnh. Ngành nông nghiệp, công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển khá chậm. Tuy còn nhiều bất cập về quản lý đất đai nhƣng công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện luôn tuân thủ đúng, đủ các trình tự cũng nhƣ thời gian theo quy định của pháp luật

1.2. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện ”Dự án xây dựng Trung tâm dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe tỉnh Vĩnh Phúc” đã thực hiện đầy đủ các quy trình giải phóng mặt bằng, các trình tự luôn làm đúng, đủ các yêu cầu của pháp luật về các bƣớc cũng nhƣ hạn thời gian theo quy định hiện hành.

1.3. Công tác giải phóng mặt bằng Dự án đã thực hiện đƣợc:

Xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường chính xác, khách quan.

Việc áp dụng chính sách về giá bồi thường, Chính sách hỗ trợ và tái định cư. Việc áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh về giá đất nông nghiệp theo

Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007, Quyết định số 18/2011/QĐ- UBND ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

1.4. Sau khi bị thu hồi đất để làm dự án xây dựng Trung tâm Dịch vụ y tế và Chăm sóc sức khỏe, các hộ dân đã bị ảnh hƣởng khá nhiều:

Thu nhập bình quân khẩu/tháng giảm từ 1,44 về 1,38 triệu/tháng

Số lao động thiếu việc làm tăng cao từ 24 lên 103 lao động, số ngƣời thất nghiệp tăng từ 5 lên 9 ngƣời.

Số tiền nhận đƣợc từ bồi thƣờng hầu nhƣ ngƣời dân không có hƣớng sử dụng để đầu tƣ hay dùng để chuyển dổi nghề nghiệp khác.

1.5. Các khó khăn còn tồn tại khi thực hiện giải phóng mặt bằng dự án xây dựng Trung tâm Dịch vụ y tế và Chăm sóc sức khỏe do các nguyên nhân:

Do khu vực tái định cƣ chƣa có.

Do sự quản lý lỏng lẻo từ trƣớc, nhiều hộ dân làm nhà sinh sống, làm việc trên đất nông trƣờng từ lâu năm mà không có nơi ở khác.

Do giá cả đền bù một số hạng mục xây dựng, nhà cửa thấp, không đủ để xây dựng hạng mục mới tƣơng đƣơng.

2. ĐỀ NGHỊ

2.1. Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh mức giá bồi thƣờng thiệt hại về đất nông nghiệp đối với tất cả các khu vực trên địa bàn tỉnh, nhằm đáp ứng quyền lợi của nông dân và công bằng xã hội.

2.2. Đề nghị xem xét cụ thể các trƣờng hợp gia đình sinh sống làm ăn lâu dài trên đất LNQ đất nông trƣờng để đƣa ra các biện pháp cụ thể giúp ngƣời dân có thể ổn định cuộc sống.

2.3. Đề nghị tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã khẩn trƣơng triển khai kế hoạch cấp đất dịch vụ cho ngƣời dân bị thu hồi đất sản xuất, đặc biệt khu vực xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo.

2.4. Đề nghị có chính sách cụ thể hơn về: giải quyết việc làm cho các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi, đặc biệt các hộ bị thu hồi còn dƣới 30% đất nông nghiệp; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cho khu tái định.

2.5.Tiếp tục tập trung sự phối kết hợp các cấp, các ngành từ tỉnh xuống xã để tuyên truyền, giải thích cho nhân dân nắm rõ chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc trong công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cƣ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Vật giá Chính phủ (2000), Chương trình đào tạo thẩm định giá giai đoạn II giữa ban vật giá Chính phủ Việt Nam với văn phòng thẩm định giá Ôx-trây-lia, từ 16-27 tháng 10 năm 2000, Thành phố Hồ Chí Minh- Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (1999), dự thảo các chính sách quốc gia về tái định cư, Hà Nội.

3. Bộ Luật dân sự 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Hiến pháp năm 1992.

5. Mai Mộng Hùng (2003), “Tìm hiểu pháp luật đất đai của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Địa chính, số 1, tháng 1 năm 2003.

6. Luật Đất đai năm 2003.

7. Nghị định số 181/200/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003.

8. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

9. Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chínhphủ về thu tiền sử dụng đất.

10.Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi hƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

11. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai. 12.Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ

về Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

13.Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ. 14.Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND

, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

15.Quyết định số 60/2011/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012.

16.Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến nay, Báo cáo số 20/BC-TNMT ngày 03 tháng 03 năm 2006.

17.Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (2010), Báo cáo Tổng kết thanh tra năm 2010 (Báo cáo số 97/BC-TNMT ngày 26 / 11 /2010).

18.Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (2011), Báo cáo kết quả kiểm tra thanh tra năm 2011(Báo cáo số 125 /BC-TNMT ngày 20 / 11 /2011).

19.Nguyễn Công Tá (2001), “Những nhân tố xác định giá đất trong việc giải quyết đền bù thiệt hại khi giải toả để thực hiện quy hoạch”, Tạp chí Địa chính, Số 2/2001.

20.Lê Đình Thắng (2000), Giáo trình Nguyên lý thị trường nhà đất, Nxb Chính trị Quốc gia.

21.Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

22.Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ

khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

23.Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chínhphủ về thu tiền sử dụng đất.

24.Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 84/2007/NĐ- CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ.

25.Tổng Cục địa chính (1997), Các văn bản pháp quy về quản lý đất đai, Tập I, Tập II, Nxb Bản đồ Hà Nội.

26.Ánh Tuyết (2002), Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng ở một số nước,

Thời báo Tài chính Việt Nam, Số 131 (872), ngày 01 tháng 11 năm 2002. 27.Từ điển Tiếng Việt.

28.Viện Nghiên cứu Địa chính (2002), Báo cáo nghiên cứu đề tài điều tra, nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, Hà Nội 2002.

29.Nguyễn Văn Xa (2003), Giá đền bù đất phải phù hợp với thực tế chuyển nhượng, http://google.com/giá đền bù đất, tháng 11/2003.

Tiếng Anh

30.Rost R.O and H.G. Colling (1993), Land Valuation and Compensation in Australia, Australian institute of Valuers and Land Economists.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng trung tâm dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tỉnh vĩnh phúc (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)