0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Mô hình mô phỏng máy điện một chiều:

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG SIMULINK TRONG TÍNH TOÁN VÀ KHẢO SÁT THIẾT BỊ ĐIỆN (Trang 83 -86 )

Sơ đồ mô phỏng động cơ diện một chiều 5 HP 240 V, cho phép khởi động với sự trợ giúp của cơ cấu khởi động ba cấp (three-step resistance starter).

Thiết lập sơ đồ: Ta lần lượt gắp các khối DC-Machine từ thư viện con Machines, khối Scope từ thư viện con Sinks, khối Demux từ thư viện con Commonly Used Blocks .v.v. Sau đó ta lần lượt kết nối các khối lại với nhau bằng cách di chuột từ đầu ra khối này đến đầu vào khối kia: các đầu F+,F- nối với nguồn 1 chiều 240v; A+,A- kết nối với cơ cấu 3 cấp; m nối với khối Demux rồi khối Scope để hiển thị kết quả …ta được sơ đồ mô phỏng DC-Motor sau:

Hình 5.1 Mô hình mô phỏng máy điện một chiều

Tham số khối:

- Điện trở tác dụng Ra = 0.6(Ω) và điện cảm La =0.012(H) của mạch phần ứng.

.Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ……….

74

- Điện trở tác dụng Rf = 240(Ω) và điện cảm Lf =120(H) của mạch kích thích.

- Hỗ cảm giữa mạch phần ứng và mạch kích thích của động cơ Laf =1.8(H) - Mômen quán tính của động cơ J = 1(kg*m^2)

- Vận tốc góc ban đầu của trục động cơ = 1 (rad/s)]. - Hệ số ma sát nhớt Bm =0 (N*m*s)].

- Mômen cản Tf = 0 (N*m)].

Kích đúp vào khối DC-Motor để khai báo tham số :

Sau khi đã khai báo đầy đủ tham số ta chạy chương trình bằng cách vào Simulation/Start hoặc kích vào nút play trên menubar. Kết quả hiển thị ở khối Scope:

.Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ……….

75

Hình 5.2 Kết quả mô phỏng Phân tích kết quả:

Kết quả màn hình hiển thị qua khối scope gồm: ω – tốc độ quay của trục động cơ

Ia – dòng điện phần ứng

Te - mômen điện từ của động cơ

Giá trị của mô men điện từ được xác định theo biểu thức: Te = KT.Ia

Va – điện áp định mức của cuộn dây phần ứng

Khi bắt đầu mở máy, mạch phần ứng bắt đầu xuất hiện dòng điện. Nếu mômen do động cơ sinh ra lớn hơn mômen cản thì rôto động cơ bắt đầu quay, s.đ.đ E sẽ tăng tỉ lệ với tốc độ quaỵ Do sự xuất hiện và tăng lên của E làm cho dòng điện Ia và mômen Te giảm theo khiến cho tốc độ quay của động cơ tăng chậm hơn (hình 2) . Khi Ia giảm đến trị số (1.1-1.3)Iđm thì một bậc điện trở bị loại trừ nên Ia lập tức tăng lên đến giới hạn trên của nó kéo theo M,n,E tăng. Sau đó Ia và M lại giảm theo qui luật trên. Quá trình cứ lặp lại cho đến khi n = nđm.

.Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ……….

76

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG SIMULINK TRONG TÍNH TOÁN VÀ KHẢO SÁT THIẾT BỊ ĐIỆN (Trang 83 -86 )

×