Mô hình mô phỏng máy biến áp bão hòa từ:

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm mô phỏng SIMULINK trong tính toán và khảo sát thiết bị điện (Trang 95)

Sơ đồ mô phỏng máy biến áp bão hòa từ:

.Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 86

Element; khối nguồn từ Electrical Source; khối phụ tải từ thư viện Element; khối Scope từ thư viện Sinks; và 1 số khối chức năng khác. Và kết nối lại như sơ đồ sau:

Hình 5.11 Mô hình mô phỏng máy biến áp bão hòa từ:

Tham số khối:

- Công suất danh định Pn đơn vị vôn-ampe(VA) và tần số danh định fn đơn vị Hertz(Hz).

- Thông số cuộn dây : điện áp danh định V1(Vrms), điện trở(pu), điện cảm(pu).

- Tham số đặc tính bão hòạ

- Tham số ban đầu: điện kháng, phi0.

.Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 87

Hình 5.12 Kế quả mô phỏng 5.2. Đánh giá chương trình mô phỏng thiết bị điện.

Sự kết hợp của các thư viện khác nhau của Simulink và các hàm của MATLAB cho phép SimPowerSystems có một khả năng tuyệt vời trong việc mô phỏng các hoạt động của các hệ thống kỹ thuật điện.

Kết luận: Từ các sơ đồ mô phỏng của thiết bị điện cho ta biết các đặc tính như công suất, từ thông, điện áp, dòng điện, tốc độ…Từ đó ta có thể điều

chỉnh các tham số trong hệ tuyến tính hay phi tuyến trong miền thời gian phi tuyến.

.Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

+ Kết luận

Mặc dù việc mô hình hoá thiết bị điện đã trở lên đơn giản và dễ dàng, tuy nhiên mô hình Simulink của riêng hệ máy điện đã phong phú như vậy nếu ghép vào một hệ điều khiển chuyển động với tất cả các thuật toán chế ngự thiết bị điện, chế ngự các hàm truyền thì nó sẽ còn trở lên phong phú và phức tạp hơn nhiều, có thể vượt quá khả năng của máy tính, trong thực tế, vì sử dụng các khối có sẵn từ thư viện Simulink, ta phải tự tạo da các khối mới sử dụng các hàm S-Function.

Áp dụng các khả năng đặc biệt của Simulink và SimPowerSystems, người sử dụng không chỉ có thể mô phỏng được các hoạt động của các thiết bị trong khoảng thời gian xét, mà còn có thể thực hiện các dạng phân tích khác nhau đối với các thiết bị này như: giải tích chế độ xác lập của mạng điện, phân tích chất lượng điện, ổn định hệ thống điện v.v.

SimPowerSystems có thể cho phép mô phỏng được ngay cả các quá trình phức tạp của các hệ thống như quá trình chuyển đổi năng lượng trong bộ chỉnh lưu, quá trình quá độ trong hệ thống điện v.v.

Có thể nói Simulink - SimPowerSystems hiện tại được coi là một phương tiện mô phỏng các thiết bị và hệ thống điện thuận tiện và hiệu quả nhất.

Chương trình nếu được đưa và trong giảng dạy cho sinh viên ngành điện sẽ mang đến những hiệu quả to lớn, vừa giúp sinh viên tiếp cận được bài toán cơ sở ngành một cách mới mẻ đồng thời giúp tiếp cận được với phần mềm mô phỏng Simulink - SimPowerSystems trong matlab, một phần mềm có nhiều ứng dụng trong ngành điện.

So với các chương trình phần mềm khác như Solidworkr, Crocodile, ANSYS, DEFORM, Proteur thì Simulink-SimPowerSystems có nhiều ưu điểm hơn cả về dao diện, sử dụng, tốc độ mô phỏng…

Cuối cùng sau thời gian thực hiện luận án được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của TS. Trần Quang Khánh, và các bạn đồng nghiệp tôi đã hoàn thành chương trình luận án của mình với việc thiết kế một hệ mô phỏng Simulink cho thiết bị điện, có các hiểu biết về phương pháp mô phỏng các hệ thống điện, thiết bị điện, từ

.Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 89

đó khảo sát các đối tượng, hệ thống hay quá trình kỹ thuật - vật lý không nhất thiết phải có hệ thống thực, rút ngắn được thời gian và chi phí.

- Hiệu quả kinh tế:

Chương trình nếu được ứng dụng trong ngành điện sẽ giúp giảm đáng kể thời gian cũng như công sức con người trong việc tính toán và khảo sát trên phần mền so với chuẩn bị thiết bị thực tế đắt tiền đối với thiết bị điện.

+ Kiến nghị:

- Với nhiều ưu điểm chương trình mô phỏng Simulink trong matlab thật sự cần được đưa vào trong giảng dạy cũng như thực tế giúp sinh viên, kỹ sư điện cũng như cán bộ ngành điện tiếp cận.

- Với trường Đại Học, Cao Đẳng tôi mong rằng chương trình đuợc áp dụng nhiều trong giảng dạy và làm thí nghiệm nhằm phục vụ công tác học tập nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng như giảng viên nhà trường.

.Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] SimPowerSystems User’s Guide, TransÉnergie Technologies Inc., under sublicense from Hydro-Québec, and The MathWorks, Inc. 2002.

[2]. Nguyễn Phùng Quang-MATLAB SIMULINK ,NXB KH KT 2005 [3]. Trần Quang Khánh, Matlab ứng dụng Tập 1,2 – NXB KH KT, Hà Nội 2010

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm mô phỏng SIMULINK trong tính toán và khảo sát thiết bị điện (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)