NH và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất – kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của NH. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài,
thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
36
2.2.1.4. Lãi suất cho vay - -
NH công bố biểu lãi suất cho vay của mình cho khách hàng biết.
- NH và khách hàng thỏa thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn:
+ Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN và quy định của NH về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.
+ Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc NH quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
+ Đối với dư nợ quá hạn chỉ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà khách hàng không trả đúng hạn; đối với phần dư nợ gốc chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng phải chuyển nợ quá hạn thì NH áp dụnglãi suất cho vay trong hạn đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.
2.2.1.5. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân
Toàn bộ quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng VPBank đối với khách hàng được chia thành 2 giai đoạn và 7 bước tác nghiệp chính gồm có:
- Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt.
+ Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
Cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, kiểm tra hồ sơ vay vốn và giao dịch với khách hàng, đối tác. Bộ hồ sơ vay vốn gồm: Hồ sơ pháp lý (đăng kí kinh doanh, điều lệ, bảng thông tin…); hồ sơ tài chính (báo cáo tài chính, chi tiết các khoản mục…); hồ sơ hoạt động kinh doanh (các hợp đồng đầu vào, đầu ra đã và đang thực hiện); hồ sơ vay vốn (phương án, hợp đồng kinh doanh, dự án đầu tư lần này); hồ sơ tài sản đảm bảo (sổ đỏ, đăng kí xe, CMND chủ sở hữu…) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: Trong bước này, các cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn theo những quy định của VPBank. Sau đó, cần báo cáo Trưởng phòng xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo. + Bước 2: Thẩm định
Trong bước này yêu cầu các phòng nghiệp vụ, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm
định phải chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm 3 nội dung chính: thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực hoạt 37
động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng, tính khả thi của phương án lần này: khách hàng có khả năng thực hiện không, có rủi ro gì,