Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần việt nam thịnh vượng – chi nhánh đông đô (Trang 43)

Toàn bộ quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng VPBank đối với khách hàng được chia thành 2 giai đoạn và 7 bước tác nghiệp chính gồm có:

- Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt.

+ Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

Cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, kiểm tra hồ sơ vay vốn và giao dịch với khách hàng, đối tác. Bộ hồ sơ vay vốn gồm: Hồ sơ pháp lý (đăng kí kinh doanh, điều lệ, bảng thông tin…); hồ sơ tài chính (báo cáo tài chính, chi tiết các khoản mục…); hồ sơ hoạt động kinh doanh (các hợp đồng đầu vào, đầu ra đã và đang thực hiện); hồ sơ vay vốn (phương án, hợp đồng kinh doanh, dự án đầu tư lần này); hồ sơ tài sản đảm bảo (sổ đỏ, đăng kí xe, CMND chủ sở hữu…) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: Trong bước này, các cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn theo những quy định của VPBank. Sau đó, cần báo cáo Trưởng phòng xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo. + Bước 2: Thẩm định

Trong bước này yêu cầu các phòng nghiệp vụ, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm

định phải chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm 3 nội dung chính: thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực hoạt 37

động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng, tính khả thi của phương án lần này: khách hàng có khả năng thực hiện không, có rủi ro gì,

có khả năng trả nợ cho ngân hàng không. Cán bộ tín dụng làm tờ trình đề xuất gửi qua Bộ phận Thẩm định Chi nhánh hoặc Phòng Thẩm định Hội sở nếu vượt mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh, Bộ phận hoặc Phòng thẩm định sẽ tiến hành thẩm định và ra thông báo phê duyệt hay từ chối cho vay.

+ Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết tín dụng

Sau khi thống nhất kết luận thẩm định và các ý kiến đề xuất, có ý kiến của

Trưởng phòng thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm tập hợp lại hồ sơ tín dụng; tập hợp và bổ sung ý kiến của một số các bộ phận có liên quan để bổ sung và tờ trình (nếu cần thiết) và sau đó trình lãnh đạo xem xét quyết định.

- Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay và quản lý tín dụng

+ Bước 4: Lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng

Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện liên

quan, cán bộ tín dụng sẽ chuyển cho chuyên viên hỗ trợ để chuyên viên hỗ trợ trên cơ sở nội dung, điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu, soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay trình kiểm soát cho ý kiến chỉnh sửa. Sau khi có ý kiến đồng ý của kiểm soát về dự thảo hợp đồng, cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng về điều kiện hợp đồng, chú ý phải thống nhất với phương án cho vay đã được lãnh đạo phê duyệt. Khi đã thống nhất với khách hàng về các điều kiện hợp đồng, chuyên viên hỗ trợ trình dự thảo cuối cùng đã được khách hàng đồng ý lên kiểm soát; kiểm soát kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đúng với các điều kiện đã được lãnh đạo phê duyệt. Trình lên lãnh đạo xem xét và tiến hành kí hợp đồng với khách hàng trước sự chứng kiến của cả 2 bên cùng công chứng viên. Hợp đồng được lập thành ít nhất 3 bản chính: 1 bản lưu hồ sơ tín dụng, 1 bản làm căn cứ cho kế toán hạch toán, 1 bản khách hàng giữ.

+ Bước 5: Giải ngân vốn vay.

Cán bộ tín dụng phối hợp với các bộ phận có liên quan bao gồm phòng hỗ trợ, kế toán, thanh toán quốc tế để giải ngân hoặc thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Các hình thức phát tiền vay, giải ngân gồm có:

Rút tiền mặt trực tiếp: Áp dụng đối với các khoản cho vay lương, thưởng, các nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ, nhu cầu vay cá nhân, số tiền vay trị giá không quá lớn.

38

Thanh toán chuyển khoản trên địa bàn hoặc trong lãnh thổ quốc gia theo yêu cầu của khách hàng.

Thanh toán quốc tế theo yêu cầu của khách hàng: Thanh toán L/C, TT, TTR…(sử dụng các phương tiện SWIFT, điện Telex).

Hiện nay, đối với việc giải ngân cho khách hàng là KHCN, Ngân hàng khuyến khích sử dụng phương thức giải ngân bằng chuyển khoản trực tiếp đến người thụ hưởng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế tối đa các khoản giải ngân bằng tiền mặt.

+ Bước 6: Giám sát, theo dõi khoản vay; thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh Mục đích của việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay là kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng đối tượng cho vay đã cam kết để

ngân hàng có các biện pháp xử lý thích hợp. Có thể kiểm tra qua hồ sơ chứng từ giải ngân, kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra tại hiện trường (nơi khách hàng đang triển khai phương án, dự án vay vốn để xem xét kiểm tra tình hình. Cần phải theo dõi chặt chẽ về việc khách hàng có trả nợ gốc và lãi đầy đủ theo quy định trong hợp đồng tín dụng đã kí kết hay không.

Trong thời gian cho vay, các vấn đề phát sinh rất đa dạng, việc xử lý các phát sinh đó có thể chia thành các nhóm bao gồm: Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn; xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi; xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng; xử lý tranh chấp hợp đồng bảo đảm tiền vay; khước từ nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán; xử lý các phát sinh khác.

+ Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ.

Khi khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình, cán bộ tín dụng lập biên bản giao trả tài sản đảm bảo nợ vay trình kiểm soát, kiểm soát trình lãnh đạo ký phê duyệt. Sau mỗi hợp đồng tín dụng, ngân hàng cần đánh giá mức độ hài lòng hay không của khách hàng đối với các hợp đồng tín dụng đã dược thanh lý và cần rút kinh

nghiệm những điểm thực hiện chưa tốt để hoàn thiện và chỉnh sửa cho các hợp đồng tín dụng tiếp theo.

Quy trình trên được tóm tắt lại trong sơ đồ dưới đây: 39

Sơ đồ 2.2.Mô tả quy trình cho vay KHCN Lập hồ sơ:

Nhân viên Tín dụng: - Giấy đề nghị vay. cấp các tài liệu và - Tiếp xúc, hướng dẫn. - Hồ p lý. thông tin - Phỏng vấn KH. - Phương án/ dự án. Thu thập thông tin

Tổ chức phân tích và Kết quả ghi nhận:

qua phỏng vấn,

thẩm định:

-Biên bản, báo cáo. viếng thăm trao đổi - Pháp lý. - Tờ trình. - Bảo đảm nợ vay. Cập nhật thông tin Quyết định Tín dụng: Từ chối Giấy báo lý do thị trường, chính - Hội đồng phán quyết. sách, khung pháp - Cá nhân phán quyết. Hợp đồng Tín dụng: lý. - Đàm phán. Chấp nhận - Ký kết HĐ Tín dụng. - Ký kết HĐ phụ khác. Giải ngân:

-Chuyển tiền vào tài khoản khách hàng. -Trả cho nhà cung cấp.

Tổ chức giám sát:

- Nhân viên kế toán. Vi phạm HĐ

- Nhân viên Tín dụng. - Thanh tra kiểm soát viên. Thu nợ cả gốc và lãi

Thanh lý HĐTD

Đầy đủ và đúng hạn

bắt buộc

cường kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét Tín dụng. Thanh lý HĐTD mặc Xử lý: nhiên Không đủ, Toà án Không đúng hạn Cơ quan thẩm quyền 40

(Nguồn: Sổ tay tín dụng ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng) 2.2.1.6. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô

Hiện nay VPBank có khá nhiều sản phẩm phong phú giành cho hoạt động cho vay KHCN. Tất cả các sản phẩm của VPBank đều có chính sách linh hoạt, thủ tục nhanh chóng, đơn giản và lãi suất cạnh tranh trên thị trường.Đó là một điểm mạnh mà ngân hàng cần phát huy để có được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng để từ đó mở rộng mạng lưới hoạt động, thu hút thêm khách hàng. Vpbank có hai loại sản phẩm cho vay chính là cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo.

-

Sản phẩm cho vay không có tài sản đảm bảo

+ Sản phẩm thấu chi cá nhân tiêu dùng cho phép khách hàng có một nguồn tiền mặt sẵn sàng bất kỳ lúc nào. Khi khách hàng sử dụng sản phẩm này khách hàng có thể hưởng: thấu chi tín chấp và thấu chi có tài sản, hạn mức thấu chi cao và cực kỳ linh hoạt, miễn phí cấp hạn mức thấu chi lần đầu đối với KH có tài khoản trả lương tại VPBank và cho phép rút tiền mặt tại quầy hoặc thấu chi tại cây ATM.

+ Tín chấp CBCNV và cấp quản lý Không cần tài sản đảm bảo, khách hàng vẫn có thể được cấp tín dụng hạn mức cao với cơ chế ưu đãi đến từ VPBank

+ Tín chấp cá nhân theo dư nợ thực tế đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu nhanh chóng, thuận tiện, không cần tài sản bảo đảm, lãi suất cạnh tranh.

- Sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo

+ Cho vay hộ kinh doanh giành cho khách hàng có phương án kinh doanh hiệu quả nhưng đang gặp vấn đề về vốn. Hạn mức cho vay: tối đa 80% đối với cho vay vốn lưu động và 90% đối với cho vay đầu tư TSCĐ.

+ Cho vay Hộ kinh doanh bổ sung vốn lưu động trả góp giành cho khách hàng thiếu hụt vốn kinh doanh hoặc có phương án tăng vốn lưu động để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Cho vay mua nhà cá nhân giúp khách hàng có cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với sự hỗ trợ từ VPBank. Hạn mức cho vay: Tối đa 100% chi phí mua nhà/xây dựng/sửa chữa nhà nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do

VPBank quy định. Thời gian cho vay: Tối đa 20 năm.

+ Cho vay cá nhân xây dựng/sửa chữa nhà tạo cơ hội nâng cao mức sống từ căn nhà mơ ước. Hạn mức cho vay: Tối đa 90% chi phí xây dựng/sửa chữa nhà nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy đinh. Thời gian cho vay: Tối đa 15 năm.

41

+ Cho vay mua ô tô cá nhân là sản phẩm hỗ trợ tài chính cho cá nhân có nhu cầu mua ô tô phục vụ nhu cầu đi lại hoặc nhu cầu kinh doanh. Hạn mức cho vay: Tối đa 100% giá trị xe nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy định. Thời gian cho vay: Tối đa 60 tháng đối với SP ô tô cá nhân thành đạt và tối đa 48 tháng đối với sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh.

+ Cho vay cầm cố GTCG do VPBank phát hành là phương án cho những khách hàng tiền gửi tại VPBank phát sinh nhu cầu vay vốn đột xuất. Hạn mức cho vay: Tối đa không vượt quá giá trị sổ tiết kiệm. Thời gian cho vay: Tối đa không vượt quá thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm. Cho phép vay hạn mức vượt quá mệnh giá ghi trên sổ tiết kiệm miễn là đảm bảo gốc + lãi sổ tiết kiệm đến thời điểm đáo hạn đủ thanh toán gốc + lãi + phí của khoản vay, sử dụng chính sổ tiết kiệm hoặc nguồn khác để trả nợ, trả nợ bất kỳ lúc nào, tính lãi theo thời gian vay thực tế, không tính phí trả nợ trước hạn.

+ Cho vay hỗ trợ tài chính du học đây là sản phẩm hỗ trợ du học sinh bổ túc hồ sơ du học và thanh toán các chi phí du học, hỗ trợ chứng minh tài chính nhằm bổ túc hồ sơ du học và thanh toán chi phí đào tạo, chi phí sinh hoạt tại nước ngoài.

2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô

Doanh số cho vay chính là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, có thể là quý, tháng hoặc theo năm (trong khóa luận này, doanh số cho vay được tính theo năm). Nếu số tiền ngân hàng huy động được cao và doanh số cho vay cao, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng được nguồn tiền huy động một cách có hiệu quả, với mục đích mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng doanh số cho vay cao không đồng nghĩa chất lượng tín dụng tốt mà nó còn phụ thuộc vào doanh số thu nợ trong kì. Bảng dưới đây trình bày tổng doanh số cho vay và doanh số cho vay KHCN của VPBank Đông Đô trong 3 năm, từ năm 2010 đến năm 2012.

42

Bảng 2.5. Tình hình doanh số cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính:nghìn đồng

Năm 2010-2011 Năm 2011- 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) Doanh số cho vay cá 549.488.821,10 13.074.510.970 15.289.199.780 12.525.022.150 22,79 2.214.688.806 16,93 nhân Tổng doanh 796.360.610,30 17.910.288.997,10 20.385.599.701,80 17.113.928.390 21,49 2.475.310.705 13,82 số cho vay

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – VPBank Đông Đô)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tình hình cho vay KHCN của VPBank Đông Đô liên tục tăng qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012 (Năm 2011 tăng 22,79% so với năm 2010, năm 2012 tăng 16,93% so với năm 2011). Tính đến năm 2012, tổng doanh số cho vay của ngân hàng đạt 20.385.599.701,8 nghìn đồng, tăng 2.475.310.705 nghìn đồng (tương đương 13,82%) so với năm 2011. Với số liệu như vậy có thể thấy trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong mảng tín dụng tăng trưởng khá đều đặn và tương đối cao. Đây là một tín hiệu kinh doanh đáng mừng của ngân hàng, nhất là trong 2 năm 2011 và 2012, những năm mà nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.

Xét thấy tỷ trọng về doanh số cho vay KHCN luôn chiếm cao nhất và tăng đều qua các năm. Năm 2010, doanh số cho vay KHCN chiếm 69% trong tổng doanh số

cho vay thì đến năm 2012, con số này là 75%. Tỷ trọng doanh số cho vay KHCN của VPBank Đông Đô đã cho thấy định hướng phát triển và định hướng kinh doanh của Ban lãnh đạo Chi nhánh, đó chính là việc tập trung cấp tín dụng cho các KHCN. Điều đó là hợp lí vì mục tiêu của VPBank là trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

2.2.3. Tình hình doanh số thu nợ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô

Doanh số thu nợ là toàn bộ số tiền vốn mà ngân hàng đã thu về từ khoản cho vay, thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng qua các thời kỳ có thể là theo quý, tháng hoặc theo năm. Bảng dưới đây trình bày tình hình doanh số thu nợ của VPBank Đông Đô trong giai đoạn 2010 – 2012.

43

Bảng 2.6. Tình hình doanh số thu nợ giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: đồng Năm 2010-2011 Năm 2011- 2012 Tƣơng Tƣơng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền đối Số tiền đối (%) (%) Doanh số thu 4.924.412.784 6.380.497.410 4.069.095.972 1.456.084.626 29,57 (2.311.401.438) (36,23) nợ KHCN Tổng doanh 8.207.354.646 8.740.407.408 6.458.882.502 533.052.762 6,49 (2.281.524.906) (26,10)

sô thu nợ

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – VPBank Đông Đô)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, tổng doanh số thu nợ của VPBank

Đông Đô vào năm 2011 tăng 533.052.762 đồng, tương ứng 6,49% so với năm 2010. Doanh số thu nợ của ngân hàng chủ yếu là thu nợ từ các KHCN. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay KHCN chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Bên cạnh đó, các KHCN có quy mô nhỏ nên dễ thích ứng với những biến động và khó khăn của

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần việt nam thịnh vượng – chi nhánh đông đô (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w