Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh huy động vốn ở công ty tnhh sản xuất thương mại vạn hoa (Trang 35 - 38)

Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp quy mô lớn bao giờ cũng có lợi thế khi huy động vốn từ công chúng. Tuy nhiên, nhược điểm là các doanh nghiệp này lại cần huy động một lượng vốn lớn.

Với doanh nghiệp quy mô lớn, có uy tín trên thị trường, doanh nghiệp có thể tiến hành phát hành trái phiếu công ty để huy động vốn cho dự án đầu tư của mình. Nếu muốn phát hành trái phiếu để huy động vốn thì doanh nghiệp phải phát hành trái phiếu dưới sự bảo lãnh của một ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp sẽ phải trả phí cho sự bảo lãnh của ngân hàng thương mại, song điều này sẽ đem lại thuận lợi cho doanh nghiệp trong suốt quá trình huy động vốn cũng như hoàn trả vốn và cuối cùng chi phí bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng. Trình độ khoa học – kỹ thuật và trình độ quản lý: Một doanh nghiệp quản lý tài chính tốt sẽ có khả năng cân nhắc, tính toán lựa chọn các phương thức huy động vốn đem lại hiệu quả dự tính tốt nhất. Về xu hướng, trong phạm vi, khả năng và hoàn cảnh từng doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới một trình độ khoa học – kỹ thuật và quản lý cao nhất để có thể lụa chọn và huy động được một cơ cấu vốn tối ưu.

Muốn huy động vốn hiệu quả, các doanh nghiệp cần xây dựng một cơ chế quản lý, đặc biệt là quản lý về tài chính thật tốt. Quy mô và cơ cấu quản lý tài chính không cần chi tiết, phức tạp mà nên gọn nhẹ, hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có khả năng tinh toán, dự tính được hiệu quả các phương thức huy động vốn để lựa chọn cho chính xác.

Uy tín của chủ doanh nghiệp: Uy tín càng tốt thì doanh nghiệp sẽ càng có khả năng huy động vốn từ nhiều khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn những nguồn vốn rẻ và phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Như vậy doanh nghiệp cần nâng cao uy tín của mình cũng như mối quan hệ và uy tín của chủ doanh nghiệp với bạn hàng, ngân hàng và các tổ chức tài chính… để có thể mở rộng khả năng và quy mô huy động vốn của doanh nghiệp.

Chính sách huy động vốn của doanh nghiệp: Chính sách huy động vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của

doanh nghiệp. Chính sách huy động vốn quyết định khối lượng, cơ cấu vốn huy động và các hình thức huy động vốn được doanh nghiệp sử dụng. Tùy thuộc vào đặc điểm, chu kỳ kinh doanh cũng như chiến lược riêng của từng doanh nghiệp, chính sách huy động vốn sẽ có sự khác nhau nhất định giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đề ra chính sách huy động vốn, mỗi doanh nghiệp đều hướng đến một số mục tiêu cơ bản. Thứ nhất, khối lượng vốn dự tính sẽ huy động phải đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu sản xuất và đầu tư của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, đồng thời giảm thiểu tối đa lượng vốn dư thừa. Thứ hai, cơ cấu vốn dự tính phải phù hợp với đặc điểm, loại hình, quy mô, môi trường hoạt động… của doanh nghiệp, đạt hiệu quả cao, hướng tới mục tiêu cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. Tóm lại, nếu doanh nghiệp có chính sách phù hợp cả về khối lượng, cơ cấu và hình thức huy động thì hiệu quả huy động vốn có thể đạt tới mức tối ưu.

Như đã nghiên cứu ở phần trên, chính sách huy động vốn tác động trực tiếp tới hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động vốn lại phụ thuộc vào một số nhân tố cơ bản, bao gồm:

- Rủi ro kinh doanh: Rủi ro càng lớn thì tỷ lệ sử dụng nợ càng thấp, doanh nghiệp ít huy động vốn bằng các công cụ nợ. Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biến động thất thường, các doanh nghiệp thường lựa chon giải pháp an toàn: cắt giảm các khoản nợ, thu hẹp quy mô, chuyển dần sang sử dụng vốn chủ.

- Chính sách thuế: Chính sách thuế ảnh hưởng tới chi phí của nợ thông qua tiết kiệm nhờ thuế. Nếu thuế cao sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nợ do khi đó doanh nghiệp có được khoản tiết kiệm nhờ thuế đáng kể. Theo đó, huy động vốn cũng thay đổi theo hướng đi vay các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu,…

- Quan điểm của nhà quản lý doanh nghiệp (thái độ của chủ doanh nghiệp): Khi chủ doanh nghiệp không ưa thích mạo hiểm, người đó sẽ muốn sử dụng vốn tự có chủ mình hơn là đi vay. Ngược lại, một người chủ doanh nghiệp năng động và mạo hiểm sẽ ưa thích cách “sử dụng tiền của người khác” cho công việc kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh huy động vốn ở công ty tnhh sản xuất thương mại vạn hoa (Trang 35 - 38)