Các bài nghiên cứu sau về đề tài này cần phải xem xét kĩ lưỡng hơn các chi phí khi áp dụng chiến lược Hoãn, cần phải định lượng, tính toán đầy đủ các chi phí dựa trên những số liệu thực tế thu thập được. Dựa trên sự tổng hợp về những chi phí chính để thực hiện Hoãn đã được trình bày trong một vài bài nghiên cứu trước, chúng tôi chọn ra 4 vấn đề chủ chốt liên quan đến chi phí cần được xem xét sau này
3.4.2.1. Chi phí cho cơ sở vật chất cho việc sản xuất và lƣu trữ của công ty
Như ở trên, chúng tôi đề xuất việc tách biệt hai quá trình đóng gói sản phẩm cơ bản và đóng gói sản phẩm hoàn chỉnh. Điều này cũng dẫn tới việc tái cấu trúc lại nhà máy và hệ thống kho bãi của công ty. Xét đến quá trình đóng gói hoàn chỉnh, có một số lựa chọn để thực hiện như sau:
i. Sử dụng dây chuyền đóng gói hiện tại nhưng dời dây chuyền này đến trung tâm phân phối thay vì đặt ở nhà máy sản xuất như trước đây.
ii. Thiết lập một dây chuyền đóng gói mới để đạt được sự phản ứng linh hoạt trong việc hoàn thành đơn hàng trong thời gian ngắn nhất.
Trang 24
iii. Thuê ngoài quy trình đóng gói từ một công ty chuyên môn hóa độc lập với doanh nghiệp sản xuất.
Nếu như cần sản xuất nhiều đơn vị thành phẩm nhỏ thì nên xem xét thuê dây chuyền đóng gói linh hoạt cao để tránh chi phí và thời gian thiết lập quy trình.
Trong trường hợp i. và ii., chức năng của trung tâm phân phối được mở rộng nhiều. thay vì chỉ có một vị trí để lưu trữ và chuẩn bị cho việc chuyên chở thì bây giờ nó đóng vai trò là một trung tâm tập hợp và sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. Thêm nữa, cũng phải phân bổ công suất của dây chuyền sản xuất mới ngang tầm các trung tâm phân phối của mình. Những chi phí liên quan đến tái cấu trúc sơ đồ cơ sở hạ tầng nhà kho cũng cần được xem xét nếu muốn trung tâm phân phối có thể tồn trữ lớn sản phẩm.
3.4.2.2. Chi phí cho phƣơng tiện chuyên chở/phƣơng tiện xử lý.
Nếu quy trình đóng gói được thực hiện ở trung tâm phân phối hoặc thực hiện ở dây chuyền của công ty bên ngoài thì chi phí bổ sung cần xem xét đầu tiên trong hoạt động chuyên chở và xử lý những bao bì chưa được dán nhãn từ nhà máy sản xuất đến trung tâm phân phối hoặc đến các doanh nghiệp hợp tác trong khâu đóng gói.
3.4.2.3. Chi phí cho hệ thống công nghệ thông tin
Cần có một sự thay đổi lớn trong hệ thống thông tin. Hiện nay, trên thực tế, thông tin về việc thực hiện đơn và thông tin của hoạt động sản xuất riêng biệt và ít có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng đối với chiến lược hoãn, giai đoạn cuối cùng của sản xuất - đóng gói - sẽ trở thành một phần trong hệ thống thông tin về việc thực hiện một đơn hàng. Do đó, phải thay đổi hệ thống thông tin một cách chi tiết để đồng bộ hóa với lịch trình đóng gói và phân phối, để chắc chắn rằng thời gian từ khi nhận được đơn hàng đến khi có thể phân phối sản phẩm không bị vượt quá thời gian yêu cầu của khách hàng.
3.4.2.4. Chi phí cho tổ chức nguồn nhân lực
Tất cả sự thay đổi về nguồn lực và cơ sở hạ tầng định ra ở trên sẽ tác động đến số lượng nhân lực. Bên cạnh sự thay đổi về số lượng thì việc nâng cao kiến thức và kỹ năng người lao động cũng cần phải có.
Tài liệu tham khảo
Alderson, W, “Marketing Efficiency and the Principle of Postponement”, Cost and Profit Outlook, September (1950).
H. Wong, A. Potter, M. Naim, “Evaluation of postponement in the soluble coffee supply chain: A case study”, International Jounal of Prodution Economics 131 (2011) 355 – 364.
Pagh, J.D, Cooper, M.C. “Supply chain postponement and speculation structures; how to choose the right structure?”, Journal of Business Logistics 19 (1998) 13 – 34.
Zin, W., Bowersox, D.J., “Planning physical distribution with the principle of postponement, Journal of Business Logistics 9 (1988), 117 – 136.
Lee, H.L, Billington, C., “Designing products and processes for postponement”, Kluwer Academic Publishers, Norwell, (1994) 105 – 122.
Lee, H.L., Tang, C.S., “Modelling the costs and benefits of delayed product differentiation”, Management Science (1997) 40 – 53.
Philip J.Bullock, “Knowing when to use postponement”, International Logistics module (09/08/2002).
B. Yang, N. Burns, “Impication of postponement for the supply chain”, international jounal of production, vol.41 (2003).
Marloes Ike, “The relationship between planning uncertainty and postponement in the meat sector”, BSc Thesis Operation Research and Logistics (August 2010).
Miriam Bartel, “Postponement Stratergies in the Supply Chain – How do the reasons underlying demand uncertainty affect the choice of an appropriate postponement strategy?”, Final Master’s Thesis ( August 2010).