Phương pháp thử hoạt tính sinh học.

Một phần của tài liệu Tổng hợp và thử hoạt tính sinh học của một số dẫn chất 5 aryliden 2 thiohydantoin (Trang 26 - 28)

2.3.3.1 Thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư

Thử tác dụng gây độc tế bào ung thư của các chất tổng hợp được theo 2

17

- Phương pháp MTT [25], [37]

- Phương pháp SRB [18], [30].

Nguyên tắc:

Đây là phương pháp thử nghiệm in vitrođể đo sự tăng sinh và sống sót

của tế bào. Tế bào ung thư được nuôi cấy trong đĩa 96 giếng.

- Phương pháp MTT: Hợp chất MTT 3-(4,5-Dimethyl-2-thiazolyl)-2,5

diphenyltetrazolium bromid, có màu vàng được thêm vào mỗi giếng và tế bào được ủ ở 37o

C, 5% CO2. Màu vàng này bị biến đổi thành formazan tím trong

ty thể của những tế bào sống. Khả năng hấp thụ của dung dịch có màu này có

thể được định lượng bằng máy quang phổ kế ở bước sóng 540 – 600 nm. Sự

biến đổi màu chỉ xảy ra khi enzym reductase trong ty thể là hoạt động, và do đó sự chuyển đổi có thể liên quan trực tiếp đến số lượng tế bào sống sót.

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nghiên cứu độc tính của các chất tổng

hợp được đối với 2 dòng tế bào ung thư người: tế bào ung thư phổi A549 và tế bào ung thư đại tràng HCT116.

- Phương pháp SRB: Hợp chất Sulphorhodamin B (SRB) biến đổi thành

aminoxanthin có màu hồng, được các acid amin cần thiết trong tế bào sống

hấp thu. Càng nhiều tế bào sống, sự hấp thu càng nhiều. Các tế bào sống, sau đó được cố định. Định lượng các chất màu được tế bào hấp thu bằng máy

quang phổ kế ởbước sóng 495-515 nm. Từ đó tính được số lượng tế bào sống

sót. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nghiên cứu độc tính của chất tổng

hợp được đối với 3 dòng tế bào ung thư người: tế vào ung thư tuyến tiền liệt

PC 3, tế bào ung thư gan Hep-G2, tế bào ung thư biểu mô vú MCF7. Phương

pháp này hiện đang được áp dụng tại Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ

(National Cancer Institution - NCI).

Dòng tế bào thử nghiệm:

18 - Dòng tế bào MCF-7 (tế bào ung thư vú)

Một phần của tài liệu Tổng hợp và thử hoạt tính sinh học của một số dẫn chất 5 aryliden 2 thiohydantoin (Trang 26 - 28)