Đặc điểm kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Trang 27 - 29)

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khái niệm về NHTM. Tại Mỹ, NHTM được hiểu là công ty chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính. Tại Pháp, NHTM được quy định là ngân hàng hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chứng dưới hình thức ký thác hay những hình thức khác các khoản tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu , tín dụng hay dịch vụ tài chính khác. Ở Việt Nam luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 đã chỉ rõ, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động nhận gửi tiền , phê duyệt vốn, cấp tín dụng, mở tài khoản thanh toán, cung ứng các phương tiện và dịch vụ thanh toán và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm mục tiêu lợi nhuận. Do tập quán và luật pháp ở các quốc gia là khác nhau nên không có sự thống nhất trong quan niệm về NHTM, song tất cả đều chung NHTM là loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ đặc thù của nền kinh tế thị trường phát triển hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu: hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán và cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng.

Hoạt động huy động vốn: Để duy trì hoạt động kinh doanh của mình, NHTM không chỉ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu mà chủ yếu bằng nguồn vốn huy động trên thị trường. Đây là một đặc điểm khác biệt của NHTM so với các doanh nghiệp khác. NHTM nhận tiền gửi của khách hàng dưới nhiều hình thức như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, từ nhiều nguồn khác nhau như từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng. Trong đó nguồn huy động chủ yếu của NHTM là từ tiền gửi của dân cư. Ngoài ra, các NHTM còn phát hành các sản phẩm tiền gửi khác như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu… Như vậy, hoạt động nhận tiền gửi của NHTM sẽ tạo ra một nguồn tiền lớn để ngân hàng sử dụng vì mục tiêu sinh lời và lợi ích của nền kinh tế.

Hoạt động tín dụng: Ngân hàng sau khi huy động được lượng tiền gửi trên sẽ cho các đối tượng như: chính phủ, các chủ thể kinh tế, cá nhân thiếu vốn vay để hưởng lãi. Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất của NHTM bởi nó tạo ra một loại tài sản có tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của NHTM, nghiệp vụ này luôn chiếm từ 60% đến 80% tài sản có của các NHTM, và quan trọng hơn là tài sản này tạo ra thu nhập chủ yếu cho NHTM. Việc cấp tín dụng của các NHTM thực hiện dưới nhiều hình thức như: cho vay thế chấp, tín chấp, thấu chi, tín dụng thời vụ, cho vay tham gia các dự án đầu tư, chiếu khấu thương phiếu, cho thuê tài chính, bảo lãnh …

Hoạt động thanh toán: Trong quá trình nhận tiền gửi của khách hàng và cho khách hàng vay, NHTM còn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán đối với khách hàng. Hoạt động này đòi hỏi phải có các công cụ như phát hành séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.. và có cơ chế thanh toán như thanh toán nội bộ, thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử…nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và mang lại thu nhập cho ngân hàng.

Hoạt động khác: Ngày nay các NHTM hiện đại phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ nên không chỉ dừng lại ở các hoạt động thuần túy như trên mà còn phát triển các hoạt động khác như: cho thuê tài sản cố định, hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn mua cổ phần…

2.1.1.2.Chức năng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường

NHTM không trực tiếp tham gia vào sản xuất và lưu thông hàng hóa như các doanh nghiệp thông thường nhưng lại góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua ba chức năng chính: làm trung gian tín dụng, làm trung gian thanh toán và làm dịch vụ tài chính cho khách hàng.

Làm trung gian tín dụng: Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân, định chế tài chính khác. Trên cơ sở đó, Ngân hàng đầu tư vốn đến mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội thông qua các hình thức cho vay, mua cổ phần…

mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng và có trách nhiệm đảm bảo an toàn số dư trong quỹ, đồng thời thực hiện việc thu chi hộ cho khác hàng bằng các phương tiện như tiền mặt, séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ tín dụng…

Làm dịch vụ cho khách hàng: Ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính đa đạng cho khách hàng như tư vấn tài chính, môi giới, bảo quản tài sản, nhận ủy thác đầu tư, bảo quản an toàn các tài sản có giá …

Như vậy, quá trình hoạt động, tồn tại và phát triển của Ngân hàng gắn chặt với nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đồng thời quy mô hoạt động của ngân hàng là rất lớn và có liên quan đến rất nhiều cá nhân, tổ chức kinh tế trong xã hội. Do đó, ngân hàng phải có trách nhiệm đối với cả người gửi tiền và người vay tiền. Vì vậy, đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM là một trong những ưu tiên hàng đầu và giảm tác động xấu tới nền kinh tế.

2.1.2. Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại

BCTC của NHTM là bản báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của một NHTM. BCTC hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của NHTM. Theo đó, BCTC chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của NHTM.

Theo chế độ báo cáo tài chính hiện hành đối với TCTD do Thống đốc NHNN và Bộ tài chính quy định, BCTC bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w