Bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Trang 29 - 31)

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một BCTC tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của ngân hàng theo hai cách đánh giá tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. BCĐKT luôn đảm bảo: Tổng tài sản bằng tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Phần tài sản: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo. Bên tài sản bao gồm những khoản

mục chủ yếu sau:

- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền: Tiền mặt, vàng bạc đá quý, tiền gửi tại NHNN, tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác. Khoản mục này thường được coi là khoản dự trữ sơ cấp để đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản của ngân hàng.

- Cho vay các tổ chức kinh tế và dân cư: khoản mục này thường chiếm tỷ trọng lớn (từ 70-80%) trong tổng tài sản của ngân hàng. Đây là khoản mục sinh lời chủ yếu nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất.

- Các chứng khoán kinh doanh và đầu tư chứng khoán, góp vốn mua cổ phần: bao gồm chứng khoán Chính phủ, các tổ chức khác, các khoản đầu tư dưới dạng góp vốn mua cổ phần, đầu tư chứng khoán để hưởng lãi hay chênh lệch giá.

- Ngoài ra còn có các tài sản khác như tài sản cố định, các khoản phải thu, lãi dự thu và các tài sản có khác.

Phần nguồn vốn: Là sự phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn bao gồm các khoản mục chủ yếu sau:

- Các khoản tiền gửi: là khoản mục nợ chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng thể hiện khả năng huy động vốn của ngân hàng.

- Các khoản tiền vay: NHTM có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng, vay NHNN, khoản mục này NHTM không phải thực hiện dự trữ bắt buộc.

- Vốn chủ sở hữu (VCSH): là giá trị vốn góp của người sở hữu ngân hàng. Khoản mục này chiếm tỷ lệ không lớn nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của NHTM. Vốn chủ sở hữu càng lớn càng thể hiện quy mô, năng lực tài chính của NHTM.

Ngoài ra còn một bộ phận tài sản được theo dõi ngoại bảng, đó là những tài sản không thuộc quyền sở hữu của NHTM như: các tài sản giữ hộ, quản lý hộ khách hàng, các giao dịch chưa được thừa nhận là tài sản hoặc nguồn vốn dưới dạng các cam kết …

Các thông tin trên BCĐKT giúp cho nhà phân tích đưa ra được hệ thống các chỉ tiêu phân tích để đánh giá khái quát tình hình tài sản nguồn vốn, quy mô vốn tự có và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đó là: các chỉ tiêu phân tích quy mô cơ cấu tài sản; chỉ tiêu phân tích quy mô cơ cấu nguồn vốn ( tỷ trọng

của từng bộ phận tài sản hay nguồn vốn); chỉ tiêu phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ( hệ số nợ so với tài sản); các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán (như hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tổng quát); các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá quy mô, cơ cấu, chất lượng tín dụng…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w