Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là BCTC tổng hợp nhằm phản ánh dòng tiền lưu chuyển trong kỳ. BCLCTT cung cấp thông tin giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng tiền của tổ chức, đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền, việc sử dụng các khoản tiền đã tạo ra, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán, khả năng đầu tư. BCLCTT được tổng hợp từ kết quả của ba loại hoạt động:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHTM như tiền thu lãi cho vay, thu từ hoạt động dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng, …Đây là chỉ số về mức độ tạo ra tiền mặt từ hoạt động của TCTC, trả cổ tức và đầu tư mà không cần viện đến các nguồn tài chính từ bên ngoài.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: là dòng tiền thu vào chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư mua sắm và thanh lý các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không tính trong các khoản tương đương tiền. Đây là những chỉ số về chi phí cho các nguồn lực nhằm tạo ra thu nhập và các dòng tiền trong tương lai của TCTC
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh dòng tiền thu vào và chi ra liên quan đến các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của NHTM như góp vốn liên doanh, vay vốn trong dân cư và các tổ chức tài chính quốc tế, nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu hay trái phiếu, trả nợ vay... Đây là chỉ số chủ yếu trong dự đoán yêu cầu về tiền trong tương lai của những người cung cấp vốn cho TCTC.
Việc lập BCLCTT dựa trên BCĐKT và BC KQKD. Từ những thông tin trên BCLCTT nhà phân tích sẽ tính toán được những chỉ tiêu như: tỷ trọng dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh, đầu tư hay tài chính so với tổng lượng tiền lưu chuyển trong kỳ [14, tr 99]
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh
doanh
=
Lưu chuyển thuần từ hoạt động KD
x 100 (2.1) Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh càng tốt và ngược lại. Từ đó đánh giá được những thay đổi về giá trị tài sản thuần, cơ cấu tài chính ( khả năng thanh toán); khả năng tác động đến số lượng và thời gian của các luồng tiền để thích ứng với những tình huống và cơ hội mới. Đánh giá được khả năng của ngân hàng trong việc tạo tiền và những khoản tương đương tiền; phát triển các phương thức đánh giá và so sánh giá trị hiện tại của các luồng tiền tương lai của các NHTM khác nhau. Ngoài ra BCLCTT còn tạo cơ sở cho việc so sánh hoạt động kinh doanh của các NHTM khác nhau vì báo cáo này loại bỏ ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp hạch toán kế toán khác nhau cho cùng sự kiện giao dịch.
2.1.2.4. Thuyết minh BCTC
Thuyết minh BCTC NHTM là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các BCTC khác. Thuyết minh BCTC là sự cụ thể hóa, chi tiết hóa các khoản mục trọng yếu trên bảng CĐKT, TNCP, giúp cho người đọc BCTC hiểu được bản chất cũng như lý do biến động các khoản mục, từ đó đánh giá chính xác hơn các mặt hoạt động của NHTM.
Theo chuẩn mực VAS 21 và VAS 22, bản thuyết minh BCTC thường được trình bày theo thứ tự và duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được BCTC và có thể so sánh với BCTC của NHTM khác:
- Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam
- Giải trình về chính sách kế toán được áp dụng tại NHTM: nguyên tắc và phương pháp khấu hao TSCĐ, nguyên tắc và phương pháp tính giá chứng khoán...
- Các thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong mỗi BCTC theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi BCTC: Thông tin chi tiết nhóm TSCĐ, các khoản đầu tư chứng khoán, chi tiết cho vay khách hàng...
- Các thông tin khác như các khoản nợ tiềm tàng, các cam kết và những thông tin tài chính khác; các thông tin phi tài chính (thu nhập cán bộ nhân viên, nghĩa vụ với NSNN…)
Ngoài ra, Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN quy định mẫu số B05/TCTD về trình bày thuyết minh BCTC bổ sung thông tin về các rủi ro trong hoạt động Ngân hàng: rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro khác.
Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp thông tin chi tiết hơn về các nội dung trình bày trên các BCTC khác và trình bày thêm thông tin về chính sách tài chính, thông tin về rủi ro... Từ đó, bản thuyết minh BCTC là cơ sở để nhà phân tích đưa ra các lập luận cụ thể và xác thực hơn về hoạt động tài chính của Ngân hàng, đồng thời đưa ra các cơ sở để thực hiện phân tích về rủi ro trong hoạt động kinh doanh NHTM.
2.1.3. Khái niệm và vai trò của phân tích báo cáo tài chính trong các NHTM
2.1.3.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính tại NHTM
Hiện nay có nhiều khái niệm về phân tích báo cáo tài chính, nhưng có thể khái quát lại cụ thể như sau:
Phân tích BCTC là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các BCTC và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa các dự báo và kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích BCTC còn là việc sử dụng BCTC để phân tích năng lực và vị thế tài chính của doanh nghiệp, và đánh giá năng lực tài chính trong tương lai.
Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2008), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học kinh tế quốc dân “Phân tích BCTC là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu số liệu tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp”.
Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính “Phân tích BCTC là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của Doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau”.
2.1.3.2. Vai trò của phân tích BCTC trong ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một lĩnh vực khá nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, có liên quan trực tiếp đến nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác. Do đó, phân tích BCTC có vai trò đặc biệt quan trọng giúp các nhà quản lý đánh giá hoạt động ngân hàng và cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư và các đối tượng liên quan khác.
Phân tích BCTC làm rõ thực trạng hoạt động của ngân hàng, mục tiêu ngân hàng cần đạt được, đưa ra nguyên nhân gây ra việc kém hiệu quả từ đó đề xuất biện pháp cải tiến để ngân hàng hoạt động tốt hơn.
Phân tích BCTC giúp cho nhà quản trị nhìn nhận toàn diện bộ mặt của NHTM trong kỳ hoạt động đã qua một cách khách quan và tương đối trung thực. Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp nhà quản trị hiểu rõ được nguyên nhân gây ra sự biến động của các khoản mục trên BCTC; nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục đó để từ đó có biện pháp đối phó thích hợp nhằm hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểm của bản thân NHTM, nâng cao tính cạnh tranh. Đồng thời cũng giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng để ra quyết định, chiến lược đầu tư sáng suốt, phù hợp.
Với vai trò quan trọng như trên, việc phân tích BCTC phải được thực hiện đảm bảo tính trung thực, đúng đắn và độ chính xác cao để có được bức tranh hoàn thiện về tình hình tài chính của ngân hàng ở mọi khía cạnh.
2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính trong NHTM
Phương pháp phân tích BCTC là cách thức, kỹ thuật mà các nhà phân tích sẽ sử dụng trong phân tích BCTC để kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu từng thời kỳ, giai đoạn nhằm hiểu thông suốt được bản chất của các con số, làm cơ sở cho các
nhà quản trị đưa ra quyết định kinh tế. Phân tích BCTC trong các NHTM cũng tuân theo phương pháp phân tích của doanh nghiệp nói chung, có nhiều phương pháp, song chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
2.2.1. Phương pháp so sánh:
Là phương pháp được sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích kinh doanh nói chung và báo cáo tài chính nói riêng. Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với nhau để biết được mức biến động của các đối tượng đang nghiên cứu.
Điều kiện so sánh: là phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu. Các chỉ tiêu khi so sánh phải thống nhất về nội dung, đơn vị tính, cách tính và các điều kiện môi trường của chỉ tiêu so sánh. Để thực hiện phương pháp so sánh, đầu tiên phải xác định gốc so sánh, có thể là gốc thời gian ( giữa các năm, các tháng..) hoặc không gian ( khu vực địa lý, các ngành nghề…). Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch hay kỳ kinh doanh trước đó.
Giá trị để so sánh: có thể là số tương đối hay số tuyệt đối, trong đó:
- Phương pháp số tuyệt đối: là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu kỳ gốc, hoặc kỳ so sánh liên hoàn cho thấy sự biến động tuyệt đối của hiện tượng.
- Phương pháp số tương đối: là việc xác định số % tăng giảm giữa thực tế với kỳ gốc hoặc tỷ trọng của một hiện tượng trong tổng thể quy mô chung, cho thấy tốc độ phát triển hay quy mô của hiện tượng.
Phương pháp so sánh: thường được sử dụng dưới dạng so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc. Trong đó, so sánh theo chiều ngang nhằm so sánh sự biến động của các chỉ tiêu tài chính theo số tuyệt đối hoặc số tương đối, còn so sánh theo chiều dọc nhằm so sánh cơ cấu các khoản mục trên tài sản nợ, tài sản có hoặc tỷ trọng các chỉ tiêu thu nhập chi phí trên báo cáo lãi lỗ…
Nội dung của phương pháp:
- So sánh số thực tế đạt được với kế hoạch để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch mà ngân hàng đặt ra.
hướng thay đổi của tình hình tài chính ngân hàng, từ đó đánh giá được tốc độ tăng trưởng của ngân hàng là mạnh hay yếu.
- So sánh số liệu của ngân hàng so với số liệu trung bình của ngành và số liệu của các ngân hàng khác để đánh giá tình hình tài chính ngân hàng mình đã đạt chuẩn chưa, là tốt hay xấu.
2.2.2. Phương pháp loại trừ
Là phương pháp được dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập tới chỉ tiêu nghiên cứu. Khi thực hiện phương pháp loại trừ ta chỉ nghiên cứu mức biến động của nhân tố đang xem xét, còn các nhân tố khác ta không tính đến mức độ ảnh hưởng của nó. Phương pháp loại trừ thường bao gồm 2 dạng:
Phương pháp thay thế liên hoàn: được sử dụng chủ yếu trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng biểu thức đại số, do vậy khi xét ảnh hưởng của nhân tố này cần phải lần lượt thay thế các chỉ tiêu ở kỳ gốc bằng các chỉ tiêu ở kỳ phân tích theo một trình tự nhất định sắp xếp nhân tố, khi nhân tố chưa thay đổi thì trị số vẫn giữ nguyên ở kỳ gốc, khi nhân tố thay đổi thì trị số chuyển sang kỳ phân tích.
Hạn chế của phương pháp này là khi nghiên cứu sự thay đổi của một nhân tố không liên hệ với nhân tố khác.
Phương pháp số chênh lệch: là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng tích, các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng rồi đến nhân tố chất lượng . Để phân tích sự ảnh hưởng của một nhân tố ta lấy phần chênh lệch của nhân tố đó nhân với trị số các nhân tố khác, nhân tố chưa thay đổi trị số giữ nguyên ở kỳ gốc, nhân tố đã thay đổi trị số chuyển sang kỳ phân tích, cứ thế cho tới khi hết.
Phương pháp loại trừ giúp người phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở đó giúp nhà quản trị xác định được nguyên nhân dẫn đến sự biến động của chỉ tiêu, từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp.
2.2.3. Phương pháp đồ thị
phân tích bằng biểu đồ, sơ đồ… Sử dụng đồ thị trong phân tích tài chính thể hiện rõ ràng, trực giác sự diễn biến của các đối tượng nghiên cứu, nhanh chóng phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.4. Phương pháp mô hình tài chính Dupont
Trong phân tích BCTC, sử dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu tài chính cần phân tích. Nhờ sự phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ và xu hướng khác nhau.
Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích chỉ tiêu ROA, có dạng: [14, tr40]
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
(2.2)
Hay:
Tỷ suất sinh lời của tài sản
(ROA)
Tỷ suất sinh lời của doanh thu
(ROS)
Số vòng quay của tài sản
( SOA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản cho biết, trong một kỳ phân tích, ngân hàng đầu tư 100 đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản là tốt.
Tỷ suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố, đó là:
- Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) cho biết: trong một kỳ phân tích, ngân hàng cứ thu được 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được tương ứng bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn chi phí, tức là hiệu quả sử dụng chi phí là tốt. Nếu chỉ tiêu này thấp cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.
- Số vòng quay của tài sản (SOA): cho biết trong kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
Phương pháp phân tích BCTC theo mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với Nhà quản trị ngân hàng, không chỉ đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện, đồng thời đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Từ đó giúp nhà quản trị đưa ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức kiểm soát hoạt động và có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong