Giai đoạn sau 1975

Một phần của tài liệu Tổ chức tự sự trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy (Trang 26)

Quá trình đổi mới văn học nước ta phong phú nhưng phức tạp. Giai đoạn sau 1975 được coi là chặng đường khởi động chuẩn bị cho cao trào đổi mới. Văn xuôi miền núi tất nhiên cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thời gian đầu sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, trở về với cuộc sống thời bình, văn học của chúng ta “ vẫn trượt theo quán tính cũ”.Đó là khoảng thời gian mà Nguyên Ngọc gọi là “ khoảng chân không” trong văn học. Tuy nhiên trong mười năm từ 1976 đến 1986, văn xuôi miền núi đã kế thừa, khơi sâu dòng mạch đã có từ giai đoạn trước và vẫn tiếp tục phát triển với những thành tựu mới về cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

Những tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Trăng non(1982),

Vùng biên ải (1983) của Ma Văn Kháng, Rừng động (1977) của Mạc Phi tiếp tục mở rộng và hoàn thiện bức tranh hiện thực miền núi với sự tái hiện trên quy mô lớn quá trình cách mạng, những giai đoạn hào hùng của các dân tộc ít người vùng địa đầu Tổ quốc. Hình tượng những anh hùng cách mạng, những con người mới, những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa đang cùng đồng bào miền núi xây dựng cuộc sống mới là trung tâm trên các trang viết. Cách xây dựng con người miền núi trong văn xuôi giai đoạn này vẫn ghi nhận sự thành công của nghệ thuật điển hình hóa cao độ và vẫn chịu sự chi phối khá lớn của cảm hứng sử thi. Những người con yêu quý của dân tộc H’Mông như Seo Ly, Seo Cả, Pao đến những tên thổ ty Hoàng Văn Chao, La Văn Đờ, Nông Vĩnh

Yêng (Đồng bạc trắng hoa xòe) đều có những nét ngoại hình, tính cách khó

quên. Các nhân vật cũng thường có sự thống nhất giữa ngoại hình và tính cách thường được miêu tả trong từng cặp quan hệ đối lập. Con người tập thể, con người mới vẫn là nhân vật trung tâm của văn học nói chung.

Như vậy, có thể thấy văn xuôi miền núi của các cây bút người Kinh giai đoạn 1945 – 1975 và 1976 – 1986 khá thống nhất về cảm quan hiện thực chiến tranh miền núi và nhã quan sử thi. Điểm khác là giai đoạn sau mở rộng hơn về quy mô sáng tác. Giai đoạn trước, truyện ngắn, kí, tùy bút các thể loại chiếm ưu thế còn giai đoạn sau tiểu thuyết là thể loại lên ngôi. Khả năng khai thác sâu hơn vào sự phức tạp trong đời sống tâm hồn và hiện thực miền núi của văn xuôi 1976 – 1986 được nâng lên một tầm cao mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự đổi mới trong cái nhìn miền núi của lớp nhà văn kháng chiến

Trong những năm cuối của thập kỉ 80, sự đổi mới trong văn học nước ta diễn ra mạnh mẽ và đạt đến cao trào. Văn xuôi miền núi cũng có những bước chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu mới. Đã có dấu hiệu bứt khỏi một mô thức đã trở nên quen thuộc. Tô Hoài đánh dấu sự trở lại

mảng đề tài miền núi bằng tiểu thuyết Nhớ Mai Châu (1988). Ma Văn Kháng

vẫn kiên trì khai thác mảng đề tài này với một niềm say mê đặc biệt.

Không khí dân chủ, cởi mở của đời sống xã hội cùng tinh thần khuyến khích tự do sáng tạo của Đại hội Đảng VI đã tạo động lực và điểm tựa tinh

thần cho văn nghệ sĩ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Gặp gỡ ở La

Pan Tẩn (1999) là một bước tiến quan trọng trong tư duy của Ma Văn Kháng.

Tác phẩm tiếp nối với Đồng bạc trắng hoa xòe (1978) và Vùng biên ải (1983)

hợp thành bức tranh toàn cảnh về Tây Bắc rộng lớn. Các tập truyện Vệ sĩ của

quan châu (1988), Bài ca trăng sáng(1992), Móng vuốt thời gian (2003) – Tuyển tập những truyện ngắn đặc sắc về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng từ sau 1975 do Nxb Hội nhà văn ấn hành cho thấy một cái nhìn mới, sâu hơn, đa diện, đa chiều về hiện thực con người miền núi. Đó là những tập truyện “thường thể hiện cái nhức nhối, xót xa, giận mà thương cho sự mông muội của những kẻ chưa thành người và những người không được làm người. Như để trả lại sự cân bằng, cái nghịch dị, méo mó, phàm tục dơ dáy giờ đây cũng trở thành yếu tố”, “làm dậy hứng cho bao nhiêu sáng tác văn chương” [36]. Miền núi trở lại trong sáng tác của Ma Văn Kháng không còn gói gọn trong giai cấp nữa. Vùng biên ải “lúc nào cũng có hình sắc của thời mới khai thiên – đó là nơi ngự trị của cái hoang sơ và vô khối những con người chưa ý thức được hành vi của mình” [36]. Ma Văn Kháng viết về cuộc đời của Mã Đại Câu u mê, càn dở, về cuộc đời của Giàng Tả - kẻ lang thang với sức khỏe và khả năng thồ bằng đầu đến kinh ngạc nhưng không phân biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được bạn, thù để minh oan cho những con người còn mông muội, để biện minh rằng không phải ai có dính líu đến kẻ địch đều là kẻ thù của nhân dân. Những cái nhìn phiến diện, quan điểm cứng nhắc, những kết luận vội vàng đã để lại cho nhân vật kể chuyện một tiếng thở dài não ruột: “ Lịch sử thế là mất đi cái hồn nhiên của nó”.

Ma Văn Kháng cho rằng không nhất thiết phải nhìn về miền núi với bộ

mặt lập nghiêm. Seo Ly- Kẻ khuấy động tình trường là một bức tranh nhỏ pha

chút đùa cợt về đời sống đàn ông, đàn bà đã chốn huyện lị M đến cái làng Mèo nhỏ kiệt cùng của thế giới, nơi ngõ hẻm của vũ trụ, trên đỉnh Phan Xi

Pan. Móng vuốt thời gian khảo sát cái dục vọng điên rồ muốn trường sinh bất

tử của lão già thổ ty.

Những nhân vật trong sáng tác sau 1975 của Ma Văn Kháng như Mã Đại Câu, Giàng Tả, tên thổ ty Lỉn nhất là tên Kun – vệ sĩ của quan châu mang những bản năng tài tình của động vật cấp thấp “ ngửi được hơi lạ trong gió, nghe được bằng da thịt, nhìn xuyên thấu đêm tối” – còn khiến người đọc nhức nhối về sự “hồi tổ”, “lộng gió”, về “bản tính đời sống miền biên ải”.

Sau mười năm đọc lại cuốn Trăng non (1982) của mình, Ma Văn

Kháng vẫn cứ ngẩn ngơ một nỗi niềm: “giá được viết lại” – “cái đề tài đầy tính nhân văn ấy sẽ được triển khai kĩ lưỡng hơn ở sự phân tích sâu sắc khát vọng sống tiềm ẩn trong con người”. “Tôi cũng có thể đào xới đến tận cùng cái rắc rối trong mối ràng buộc gia tộc, bộ tộc. Những mâu thuẫn trong đời sống vào lúc ấy phải né tránh thì nay sẽ được phô bày. Rõ ràng cuộc sống không phải là một ánh trăng non tơ lụa, nõn nà. Còn mây giông u ám. Còn nhơm nhớp bẩn thỉu...”. Cuộc sống, con người miền núi vẫn còn bề bộn, chưa thể xong xuôi. Những điều Ma Văn Kháng vẫn còn cảm thấy nối tiếc hi vọng sẽ được những cây bút trẻ như Đỗ Bích Thúy bổ khuyết và tiếp tục khai thác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cái nhìn trẻ hóa của các nhà văn trẻ và sự xuất hiện của Đỗ Bích Thúy

Những cái tên như Nam Cao, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc... và hệ thống tác phẩm đồ sộ, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật của họ đã tạo thành một cái nhìn ổn định, một hệ giá trị riêng của văn xuôi miền núi. Thoát khỏi “cái bóng của tiền nhân đang âm thầm đổ xuống” không phải việc làm đơn giản đối với các nhà văn trẻ. Cùng chọn miền núi làm mảnh đất sáng tác hiện nay có một số tác giả: Đỗ Tiến Thụy, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Xuân Mẫn, Trung Trung Đỉnh, Phạm Hoàng Hải,... và Đỗ Bích Thúy, Chị là một cây bút trẻ nổi lên đang dần khẳng định được chỗ đứng cũng như hình thành nên phong cách của riêng mình.

Thường thì các nhà văn xuất hiện trên văn đàn theo một trong hai cách sau: hoặc gây sự kiện, gây sốc, hoặc lặng lẽ, đĩnh đạc. Có lẽ Đỗ Bích Thúy chọn cách thứ hai.

Đỗ Bích Thúy sinh năm 1975 tại vùng đất Vị Xuyên, một huyện vùng cao tỉnh Hà Giang. Nhà văn Trung Trung Đỉnh đã kể một câu chuyện cảm động về tuổi thơ về người con gái Hà Giang ấy: Một đôi vợ chồng trẻ theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ chức đã xung phong lên miền nuí vời vợi nghìn trùng xây dựng quê hương. Đôi vợ chồng trẻ sinh hạ được ba người con , hai

trai , một gái. Tiếng khóc dạ đề của cô con gái èo uột, còi cọc ấy lan vào rừng

núi. “Những bà mẹ người Mông đã vào lâm trường cho cô bé bú. Cô bé lớn lên với dòng sữa của những bà mẹ H’Mông nơi núi rừng thâm u yêu dấu kia, và sau đó cô được cắp sách đến trường. Cô nói được tiếng địa phương, ăn được mèn mén và cô đã “ăn” được cả cái văn hóa vùng cao từ thủa lọt lòng để đến bây giờ chúng ta có được cô ấy: cô ấy là nhà văn Đỗ Bích Thúy” [11].

Tốt nghiệp trung cấp Tài chính – kế toán, Đỗ Bích Thúy chút nữa đã trở thành một kế toán hay một phóng viên báo Hà Giang nếu cô không gửi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chùm truyện ngắn Sau những mùa trăng , Đêm cá nổi, Ngải đắng ở trên núi

dự thi và đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội

tổ chức 1998 – 2000. Đó cũng là khi chị nhận ra tình yêu văn chương của mình còn quá nồng nàn. Sau khi theo học Học viện báo chí tuyên truyên, chị

trở thành Biên tập viên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội và tiếp tục thay đổi

sự nghiệp văn chương của mình.

Đỗ Bích Thúy thực sự gây được sự chú ý của công chúng bằng những truyện ngắn mang đậm chất núi rừng nơi chị sống và trưởng thành. Hai mươi mốt truyện ngắn của chị được viết rả rích từ những năm tháng còn ngồi trên

ghế giảng đường đại học tập hợp trong tập Tiếng đàn môi sau bờ rào đá đã

thể hiện khá độc đáo vẻ đẹp đời sống tâm hồn và chiều sâu tâm linh con

người miền núi được thể hiện sâu sắc mà giản dị. “Mỗi nhà văn thường có

một vùng đất, đó là nơi họ thấu hiểu nhất, dành nhiều tình cảm và nhiều tâm trí nhất, và khi sống tận cùng với vùng đất của mình thì rất có thể chính vùng đất đó, đề tài đó đã chọn nhà văn chứ không phải ngược lại. Và núi rừng là vùng đất của tôi, tôi hiểu những gì đã viết ra đến tận cùng”[6].

Điều khác biệt giữa Đỗ Bích Thúy với thế hệ các nhà văn lớp trước là cái nhìn và cách tiếp cận con người và hiện thực miền núi. Nếu nhưng tác phẩm của Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Tuân... ra đời sau những chuyến đi “nhận đường”, “lột xác” thì Đỗ Bích Thúy lại viết về miền núi bằng tình cảm của những người con sinh ra, lớn lên, được nuôi dưỡng từ những bầu không khí văn hóa vùng cao từ tấm bé, bằng cái nhìn từ thế hệ trẻ trong cơn lốc trong nền kinh tế thị trường, bằng không khí sáng tác thật sự tự do, dân chủ. Chị viết với tư cách là những người con của núi chứ không phải với tư cách nhà văn – chiến sĩ. Đây là những điều kiện thuận lợi để chị có thể đi sâu hơn, phản ánh chân thực, khách quan hơn cuộc sống, con người miền núi nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng là thách thức không nhỏ đối với chị trong việc khẳng định tài năng và sức hấp dẫn của đề tài trong thực tế sáng tác văn học hiện nay.

Từ Lan Khai, Thế Lữ đến Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Ma Văn Kháng và bây giờ là Đỗ Bích Thúy là một trong những cái tên đã trở nên quen thuộc và cho thấy tình cảm tốt đẹp của những cây bút văn xuôi người Kinh các thế hệ đối với miền núi. Bản chất văn học là sự bồi đắp. Với những thành công bước đầu, khao khát, tài năng và tình yêu miền núi, Đỗ Bích Thúy đang là một trong những nhà văn đầy triển vọng được đặt niềm tin sẽ kế cận xứng đáng lớp nhà văn đàn anh đi trước.

1.3. Quan niệm về văn chƣơng của Đỗ Bích Thúy.

Trong không khí đổi mới văn chương mạnh mẽ có thể thấy rằng lối viết của nhà văn Đỗ Bích Thúy không mới, không hiện đại, không cách tân. Đỗ Bích Thúy luôn tâm niệm phải viết trung thành với quan niệm riêng của mình, chị quan niệm văn chương: “nếu mới mà làm người đọc thất vọng thì tôi thà cũ còn hơn”. Quan niệm với lối viết truyền thống và sự “chung thủy với cây hương, bếp lửa quê mình” chị tạo nên một không khí văn chương đích thực trên mỗi trang viết. Với chị, điều quan trọng nhất của một nhà văn chính là ở chỗ “anh ta luôn sống hết mình, viết hết mình và viết những gì mình có, mình đau đớn vì nó, không vay mượn, cố gắng”[58]. Ngoài thể loại truyện ngắn, Đỗ Bích Thúy còn đa dạng hơn trong mắt độc giả khi chị mạnh dạn thử sức và khá thành công ở lĩnh vực khác như kí, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, kịch bản phim. Nhà văn Chu Lai đánh giá cao về Đỗ Bích Thúy. Theo ông, thành công của Đỗ Bích Thúy là mang đến cho người đọc một “món ăn lạ”, khiến họ được sống trong một mảnh đất lạ mà “tất cả được miêu tả dịu nhẹ, chênh vênh, chấm phá, không dài dòng, không đa ngôn”. Ông cũng cho rằng “chất bình dị, xôn xao, chân thật không chỉ là tiêu chí trong các cuộc thi văn của tạp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chí mà còn là đặc trưng của nền văn học” [22]. Cũng chính yếu tố đó làm nên cái duyên và sức gợi của giọng văn trẻ, qua đó cho thấy quan niệm văn chương của Đỗ Bích Thúy. Sinh ra ở Hà Giang, gắn bó với nó, lớn lên đi làm báo lăn lóc với một nền văn hóa của sắc tộc, Đỗ Bích Thúy nổi trội ở cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội Tổ chức 1998 – 2000 với chùm

truyện ngắn: Sau những mùa trăng, Ngải đắng ở trên núi Đêm cá nổi. Đặc

biệt, sau cuộc thi không lâu, sự xuất hiện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá khá

thành công và đảm bảo bút lực của Đỗ Bích Thúy. Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy dự thi, rồi những sáng tác sau này tập hợp lại thành một số tập truyện

ngắn như Sau những mùa trăng, Những buổi chiều ngang qua cuộc đời, Kí

ước đôi guốc đỏ, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, đã góp cho văn đàn Việt Nam một cây bút mang đậm sắc màu nổi trội và riêng biệt, một vẻ đẹp Tây Bắc hiện đại: những dấu vết mang thanh âm kì diệu âm vang sau bờ rào đá, trên những mái nhà khói bếp như mây. Chuỗi truyện ngắn ấy không hoang sơ củi lửa như Tô Hoài thủa trước và sau 1945 nữa truyện của Đỗ Bích Thúy ngồn ngộn bao nhiêu chất liệu đời sống của nơi các nhà văn hiện đại lâu nay sau Tô Hoài dường như bỏ quên, sót lại bao điều chưa biết của nhiều dân tộc Mông, Nùng,Tày, Thái. Những số phận cuộc đời và khát vọng của con người trên rẻo cao của các vùng núi, mà tại đó văn minh đô thị là một thứ xa xỉ, vời vợi là điểm có tính nhấn, lặp đi lặp lại, dễ nhận thấy trong các truyện ngắn và tạp văn của Đỗ Bích Thúy. Tạng văn của chị ở các truyện ngắn mang màu sắc u

buồn như điệu khèn Vợ chồng A Phủ năm nào của Tô Hoài, nhưng lại đầy

những chi tiết làm nhiều người ở nhiều vùng đất, kể cả hải ngoại ấn tượng, ví

Một phần của tài liệu Tổ chức tự sự trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy (Trang 26)