Tổ chức điểm nhìn

Một phần của tài liệu Tổ chức tự sự trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy (Trang 74 - 76)

Chƣơng 3 TỔ CHỨC TRẦN THUẬT

3.1. Tổ chức điểm nhìn

Hệ thống điểm nhìn được coi là một vấn đề rất quan trọng trong tác phẩm văn học. Điểm nhìn là nơi vị trí đứng của người trần thuật khi quan sát, đánh giá các sự kiện tình tiết trong tác phẩm, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể. Thông qua điểm nhìn, người đọc có thể xác định hệ tư tưởng, thế giới quan của nhà văn. Điều đó giúp cho độc giả có cái nhìn đúng đắn và đánh giá khách quan chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng là sự cụ thể hóa các quan niệm của nhà văn trong những tình huống nhất định.

Không thể hiểu được sâu sắc tác phẩm văn học nếu ta không tìm hiểu điểm nhìn nghệ thuật bởi lẽ, để miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải xác định, lựa chọn điểm nhìn hợp lý. Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu là vị trí người trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối

tượng(1). Người ta có thể nói đến điểm nhìn qua các bình diện vật lý, bình diện

tâm lý (điểm nhìn bên trong hay điểm nhìn bên ngoài, giới tính, lứa tuổi...), qua trường nhìn (của tác giả hay của nhân vật)... Trong tác phẩm, việc tổ chức điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng mang tính sáng tạo cao độ. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, giá trị của tác phẩm bắt đầu từ việc nhà văn cung cấp cho người đọc một cái nhìn mới về cuộc đời. Mặt khác, thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn. Quan sát truyện ngắn Việt Nam đương đại, cho thấy bên cạnh những tác phẩm thiết tạo điểm nhìn quen thuộc là những hình thức tổ chức điểm nhìn mới, trong đó đáng chú ý là ba hiện tượng nổi bật: sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật; sự luân chuyển điểm nhìn người trần thuật và nhân vật; gấp bội điểm nhìn. Sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong văn học truyền thống, chủ yếu các tác phẩm văn học được triển khai từ cái nhìn tương đối ổn định. Các nhà lý luận gọi đó là cái nhìn “biết trước”. Nghĩa là người kể chuyện miêu tả, tái hiện đời sống chủ yếu từ ngôi thứ ba. Với cái nhìn như thế, anh ta nắm trong tay mình sự phát triển của mạch chuyện cũng như số phận của nhân vật. Như vậy, về cơ bản, văn học truyền thống chủ yếu xuất phát từ điểm nhìn bên ngoài. Thực ra, cũng từng có những hiện tượng “phá chuẩn”, chẳng hạn Nguyễn Du miêu tả nội tâm của Thúy Kiều: “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Tuy nhiên, phải đến văn học hiện đại, ý thức tạo dựng nhiều điểm nhìn, dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật một cách liên tục mới trở thành một thủ pháp nghệ thuật có tính phổ biến. Điều đó khiến cho văn học hiện đại, nhất là truyện ngắn trở nên uyển chuyển và khiến cho thể loại này chưa bao giờ “bị đông cứng lại” như

cách nói của M. Bakhtin(2).

Tuy nhiên, trước khi phân tích sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn thời đổi mới, thiết tưởng cũng cần có những phân biệt về mặt lý luận giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên ngoài là trường hợp người kể chuyện đứng từ ngoài để quan sát câu chuyện. Còn điểm nhìn bên trong là sự quan sát nhân vật từ cảm nhận nội tâm của mình.

Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc. Việc phối hợp và di chuyển điểm nhìn bên ngoài và bên trong sẽ giúp cho nhà văn có điều kiện trổ nhiều ô cửa để khám phá đời sống từ nhiều góc độ khác nhau. Theo đó, nhà văn có đủ điều kiện để đào sâu vào cả tầng vô thức cũng như miêu tả một cách sinh động những đường quành tâm trạng đầy tinh vi của nhân vật.

Trong nhiều truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, chủ thể kể chuyện đa số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống được diễn ra qua lời của người kể chuyện xưng “tôi”. Đây là mô hình tự sự có sự đổi mới.Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, hiển nhiên theo mô hình tự sự này. Nên có cảm giác câu chuyện như bước ra từ chính tác giả, đây là một đặc điểm của người mới viết.

Một phần của tài liệu Tổ chức tự sự trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)