Các kiểu cốt truyện trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy

Một phần của tài liệu Tổ chức tự sự trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy (Trang 49 - 55)

Chƣơng 2 CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT

2.1. Tổ chức cốt truyện

2.1.2. Các kiểu cốt truyện trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy

Trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy là một trường hợp truyện không có cốt truyện là một trò chơi chữ nghĩa khắc nghiệt. Khi đã không có một cốt truyện gay cấn, hấp dẫn để các con chữ bám vào, đẩy đưa nhau đi đến hết truyện thì bản thân các con chữ phải có sức mạnh tự thân để tạo mạch chảy. Chị đã tạo dựng được những thành công bước đầu bằng loại truyện này có nghĩa là chị đã phải dụng công nhiều trên từng đoạn văn, phải buông tỏa nội lực trên từng ý tưởng. Những câu chuyện của chị diễn ra hết sức tự nhiên, chân thật như nó vốn có vậy, không hề có dấu hiệu sắp đặt sẵn. Hai mươi mốt

truyện ngắn trong tập Tiếng đàn môi sau bờ rào đá là hai mươi mốt khúc tâm

tình cháy bỏng về vùng đất mờ sương của con người miền núi. Ở nới ấy, có những ngôi nhà sàn chín bậc cầu thang, có tiếng sáo của chàng trai gửi bạn

tình bộc bạch nỗi lòng (Mầm tang mọc trong thung lũng). Ở nới ấy có người

con xa quê bao năm nhưng vẫn không quên được món rau đắng xào, những

đêm theo cha bắt cá trên dòng suối của rừng (Ngải đắng ở trên núi, Đêm cá

nổi). Ở nơi ấy có tình yêu son sắc của những người vợ, người chồng, tình yêu

bao la của cha mẹ dành cho con, anh chị em dành cho nhau, tình yêu của

người miền núi dạt dào, ăm ắp như bát nước đầy (Tiếng đàn môi sau bờ rào

đá, Gió không ngừng thổi, Đá cuội đỏ)… Chi tiết và sự kiện là thành phần quan trọng của cốt truyện nhưng dường như không có lớp lang rành mạch. Những câu chuyện chỉ kể đều như mạch nước ngầm âm thầm chảy ra từ khe đá, hết sức tự nhiên, trong lành ấm áp: “ Tôi sinh ra ở núi rừng. Tôi ăn học ở thành phố. Núi rừng là tuổi thơ tôi. Thành phố là tuổi thanh xuân của tôi. Núi rừng ở sau lưng. Thành phố đang ở trước mặt. Tôi đang đi từ phía trước về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phía sau lưng. Đi về sông Lô dòng sông quê tôi…” (Đêm cá nổi). Dường như

sự chân thật đã gieo mầm cho tính trữ tình trong văn Đỗ Bích Thúy và sự rì rầm của nó luôn khiến ta rung động về tình người miền núi.

Không phải là điều gì thật khác thường, thật chói gắt, mà ngược lại, giản dị, dung dị, gần như là thường tình nhưng mỗi câu chuyện Đỗ Bích Thúy kể lại có sức sống âm ỉ, lâu tan trong trí nhớ người đọc. Bao giờ chuyện của chị cũng là sức hút mạnh mẽ của một lẽ sống nào đó chị rút ra từ cuộc đời, từ

mảnh đất chị hiểu tượng tận, yêu hết mình. Lìn (Sau những mùa trăng), chàng

trai bao năm đi xa “cố học lấy cái khôn vào đầu” trở về núi rừng và mỗi lần trở về như thấm thía hơn, yêu hơn mảnh đất đã sinh ra mình, để rồi cuối mùa trăng lại ra đi, nhưng chắc chắn anh sẽ trở lại bởi vì những gì sâu nặng nhất của tuổi trẻ những ngày đã qua, những gì đẹp nhất của hạnh phúc vừa hé lộ của ngày sắp tới đang chờ đón anh khi cầm trong tay hòn sỏi kỉ niệm của người con gái: “mang đi để khỏi quên đường về Vần Chải”. Cũng vậy, một cô giáo luôn gắn với Tả Gia trong khi dân bản nghĩ rằng những heo hút, buồn

vắng sẽ không giữ nổi chân cô là câu chuyện chị đã kể trong Mần tang mọc

trong thung lũng, Vết chân ngựa trên đường mòn. Ý niệm về cái đẹp, ý nghĩa của cuộc sống chính là điều được nhà văn Đỗ Bích Thúy đánh thức sau những câu chuyện kể

Mở rộng phạm vi đề tài, Đỗ Bích Thúy cũng hướng ngòi bút của mình

sang mảng đề tài hiện thực miền núi bằng một số truyện ngắn: Cột đá treo

người, Đi qua ngày sang đêm, Sải cánh trên cao…Những câu chuyện không phải được dựng lại bằng sự ôn nghèo kể khổ, không bằng nỗi uất ức, hận thù. Nó được kể như thể cái thời đen tối đó vừa diễn ra vậy. Nhưng có lẽ chị cảm thấy dung lượng của những vấn đề đó cần có một hình thức rộng hơn là tấm áo của thể truyện ngắn và kiên trì theo đuổi hướng đi đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kể từ sau 1975, nhất là những năm gần đây, thực tiễn văn học đã chứng minh cái tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn của truyện ngắn không chỉ là những cốt truyện rạch ròi, chặt chẽ với những tình huống căng thẳng, gay cấn, những xung đột bên ngoài mà còn là cảnh ngộ đời thường, những tính cách nhân vật giàu tâm trạng và nhận thức cá nhân với cuộc đời và những người sống bên mình. Trong đa số truyện ngắn Đỗ Bích Thúy gần như không thấy cốt truyện mới lạ, độc đáo hay những diễn biến phúc tạp, những tình huống li kì. Hầu hết các cốt truyện đều được chi phối bởi nhu cầu hiện thực và tâm lí con người miền sơn cước thời hiện đại vì thế việc phân tích nội tâm trở thành phương tiện dựng truyện.

Không chỉ riêng cốt truyện trong sáng tác mà những chi tiết và cách kết truyện chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác. Trong thực tiễn sáng tác truyện ngắn cho thấy các nhà văn thường chú ý đến khâu xây dựng chi tiết và đoạn kết. Một truyện ngắn không li kì, gay cấn về cốt truyện nhưng sự sắc nhọn về chi tiết và một cách kết thúc ấn tượng vẫn có khả năng truyền tải về nội dung tư tưởng lớn và thể hiện khả năng tay nghề của người viết. Nguyên Ngọc nói về vai trò của chi tiết “Truyện ngắn có thể không có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã”.

Trong Đời viết văn của tôi Nguyễn Công Hoan đã bàn rất nhiều về nghệ

thuật viết truyện ngắn; đặc biệt là nhấn mạnh bản chất và vai trò của chi tiết là “cảnh, là người, là ý nghĩa, tiếng nói, giọng nói việc làm của nhân vật”, “những chi tiết là những hòn gạch xây nên bức tường, nếu tường ấy bằng gạch”; “ truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết”. Một cốt truyện lỏng nhưng mạnh về chi tiết vẫn tạo nên sức nặng của riêng nó.

Đỗ Bích Thúy có khả năng viết về cảnh sinh hoạt vùng cao một cách tài tình. Chị không cố ý đưa vào truyện những chi tiết lạ, không định khơi gợi sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiếu kì nhưng đọc đến đâu độc giả cũng bị chinh phục bởi những chi tiết đặc sắc chỉ người miền cao mới có. Con bìm bịp uống rượu cùng lão già say thuốc

phiện. Đêm nào hai “nhân vật” ấy cũng cùng uống, cùng say (Mần tang mọc

trong thung lũng). Tràng trai si tình đêm đêm ngồi trên phiến đá gần nhà cô gái đợi trăng lên. Trăng lên cùng với tiếng khèn lá. Một đêm, hai đêm, ba bốn năm đêm, bảy đêm… chín đêm, lá chất đầy phiến đá mà người yêu vẫn không

ra khỏi nhà…(Đá cuội đỏ). “Trên nóc bếp lò, cạnh chảo cám đang sôi sùng

sục, có một cái muôi gỗ”, đó là cái muôi Chứ làm cho Mai trước lúc lấy chồng. Ngày bé Mai lúc nào cũng ước có một cái muôi thật to. Ước mơ của người đàn bà miền núi nhỏ bé, tội nghiệp như thân phận của họ vậy. Hạnh phúc chỉ là cái muôi gỗ nhưng không thể trọn vẹn. Cái muôi ấy sau bao năm

đã mòn vẹt một góc những vẫn phải dùng mãi (Cạnh bếp có cái muôi gỗ). Chi

tiết về sợi chỉ buộc ở cổ tay Cạ (Như một con chim nhỏ) được gói ghém cho

đến cuối truyện mới lộ ra như để xoáy sâu vào nỗi buồn tủi của Nhẻo, vào sự phi lí, quái ác của những luật tục đối với những người phụ nữ. Chỉ một sợi dây bé nhỏ thế thôi cũng trói chặt người phụ nữ và cuộc đời họ còn bị trói buộc bởi biết bao sợi dây vô hình như thế nữa. Một người con gái khi mới về nhà chồng đầu vai tròn đầy như nắm xôi, sau năm sáu năm chỉ còn lại chỏm xương nhọn lên khiến người chồng mới ôm vào đã vội buông ra. Những chi tiết như thế xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy như một ám ảnh về thân phận người đàn bà miền núi khiến người đọc không thể không ngậm ngùi, xa xót. Xây dưng chi tiết đòi hỏi sự dụng công, tỉ mỉ của nhà văn. Giữa chủ đề và chi tiết có mối liên hệ mật thiết. Chủ đề được thể hiện chàn đầy, sâu sắc cần phải chọn tìm được những chi tiết phát sáng. Những chi tiết có gí trị, có ý nghĩa phát sáng bao giờ cũng có ý nghĩa cảnh báo [44,68]. Khó tìm thấy những diễn biến phúc tạp, những tình huống li kì trong truyện ngắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của Đỗ Bích Thúy nhưng đáng chú ý ở đây là lối viết có văn, sự dụng công chọn lọc ngôn từ và những chi tiết ấn tượng.

Với truyện ngắn, sự hấp đẫn, tính bất ngờ và ấn tượng nếu có đều rơi vào đoạn kết. Nhiều bậc thầy về truyện ngắn coi vai trò của cái kết thúc là nhằm tạo ra một ấn tượng duy nhất trọn vẹn và lâu dài ở người đọc. A. Shekhop cũng nhấn mạnh “Theo tôi, viết truyện ngắn cốt nhất là phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận”. Truyện ngắn ở lại với bạn đọc bao lâu là nhờ ở cái ám ảnh nghệ thuật mà đoạn kết câu chuyện mạng lại.

Việc mở đầu, tìm giọng cho một tác phẩm khó khăn như thế nào thì việc tìm cái kết cho tác phẩm cũng khó khăn như vậy. Đỗ Chu chia sẻ: “ Còn như việc kết thúc một truyện ngắn, đó là một hành động dễ gây ra những xúc động đột ngột. Ta rất sung sướng nếu cảm thấy vừa khép kín một cái gì hình thành. Và ta sẽ buồn bã biết bao nếu chợt nhận ra mình đã nhầm lẫn. Ở phút dừng lại có thể biết những gì mình viết ra đã thành công đến đâu. Cái thú của người viết truyện ngắn có khi còn nằm ở chỗ đó nữa”.

Truyện ngắn trẻ thường có sự phá cách trong đoạn kết. Bằng cả truyền thống và cách tân, Đỗ Bích Thúy thường chọn cách kết thúc mở, bỏ ngỏ, không biết trước điều gì hoặc kết thúc không có hậu. Điều đó có cơ sở từ thực tế và từ quan niệm từ cuộc sống của họ- cuộc sống là chảy trôi, là vô tận, nó không có một mở đầu hay một kết thúc nào là hoàn toàn có trách nhiệm. Vì vậy dù đã đọc hết nhưng người đọc vẫn cảm thấy câu chuyện dường như chưa kết thúc mà chỉ là sự khởi đầu mới. “Quy luật ra đời của truyện ngắn là tất yếu và bất ngờ” (Nguyên Ngọc). Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy không sắc nhọn về cốt truyện, không đưa người đọc vào tình huống quá éo le, trắc trở, nhưng bù lại là tính cách tâm lí câu chuyện, hành động và những đoạn kết bất ngờ, có khi đầy trái khoáy và phi lí. “ Tiếng đàn môi ấy May gặp ở mấy phiên chợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rồi, lần nào cũng đuổi sau lưng, May đi nhanh thì theo nhanh, May đi chậm thì theo chậm… bây giờ lại dám theo về nhà người ta nữa”. Nhưng tiếng đàn môi “cứ gọi mãi, gọi mãi, mà tiếng đàn môi hôm nay có gì khang khác, dài hơn, trầm hơn, ngập ngừng hơn, vẫn tràn qua bờ rào đá vừa dày vừa cao như suối chảy”. Đúng như thế, bởi vì tiếng đàn môi hôm ấy không phải dành cho May. Khi nhìn thấy bà Mao đứng ở cổng, tay nắm chặt then cài, May hiểu

tiếng đàn ấy gọi mẹ già (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá). Đỗ Bích Thúy thường

để nhân vật của mình phân vân giữa hai sự lựa chọn mà sự lựa chọn nào cũng

thật không đơn giản. Kía, Sùng và cô con gái Sèn (Gió không ngững thổi) đều

day dứt về một sự thật khủng khiếp bao năm trời không giám nói ra về thằng Thào Mí Chá. Chỉ đến giây phút cuối cùng khi Kía nằm trong buồng, sắp bỏ lại chồng con “ đi theo ông bà” sự thật ấy mới vỡ òa ra cả ba người. Đó chỉ là một trong những tình huống đời thường muôn mặt để thấy rằng hạnh phúc, sự tổn thương, tình yêu của người phụ nữ vùng cao với bao biến cải, truân

chuyên của cuộc đời thật mong manh, ngắn ngủi. Con dê bốn mắt dường như

có kết cấu táo bạo so với truyện ngắn khác của Đỗ Bích Thúy. Cha mẹ muốn gả Kía cho người có con dê bốn mắt là Chay nhưng Kía lại thích Dỉ. Hai anh chàng hầm hè nhau và kết cục là anh có xe máy đẩy con dê bốn mắt đang có mang xuống vực. Dỉ đã nhìn thấy Kía cười tít mắt với người đàn ông vạm vỡ cưỡi con ngựa tía. Chay không hay biết gì vẫn ngồi bên bờ vực. Nhanh gọn, bất ngờ và bế tắc, cái kết thúc chính tỏ một kĩ năng viết và một quyết định táo bạo “dám động đến những vết gợn đau trong lòng độc giả”[54].

Sử dụng kết cấu vòng tròn, nhiều truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy đưa người đọc đi hết một vòng trong rồi kết thúc bằng cách quay trở lại điểm xuất phát nhưng không phải là sự luẩn quẩn, bế tắc mà sự bắt đầu mới cũng chính

từ điểm xuất phát đó. Cái ngưỡng cửa cao bắt đầu kết thúc cảnh cô giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngoặt như trò đùa của trẻ con… Chiều đang dềnh lên, nhanh như nồi cơm sôi không kịp mở vung”. Không giống như ý nghĩ khi lần đầu đến đây, trở lại Sủng Tráng lần này Sương thật sự hiểu rằng cuộc đời cô đã thuộc về nơi đây, thuộc về điểm trường xa tít tắp này. Những con người nghèo đói nhưng giau tình cảm nơi đây cần có cô và cô đã dần tìm thấy tiếng nói chung với họ. Kể từ đây, cô sẽ “không phải quay lại nhìn phía sau với hàng đống ý nghĩ lộn xộn trong đầu” và không ai còn có thể tháo cái vòng của Sính trên tay cô ra được

nữa. Đó cũng là câu chuyện của Phương ( Vết chân ngựa trên đường mòn).

Cô giáo phương mở được lớp học, được người Sủng Thài yêu quý vì “cô giáo nó không chỉ biết chữ, còn biết trồng cả ngô nữa”. Những năm tháng thử thách tại đây đã kết thúc, Phương được chuyển về xuôi nhưng đứng trên con đường dẫn xuống huyện, “chỗ mảnh như sợi chỉ bị ngựa giẫm vỡ mất một miếng chừng non một bước chân”, “ nhìn xuống Sủng Thài nằm tít dưới sâu kia, lại nhớ đến lúc lăn lông lốc như một quả bí từ trên này xuống, lại nhớ tiếng gọi thao thiết đến thắt ruột gan”. Chính từ những điểm bắt đầu ấy, những con người như Sương, như Phương lại hiểu hơn bản thân mình, hiểu hơn về ý nghĩa cuộc sống để từ đó lại bắt đầu một cuộc hành trình mới.

Một phần của tài liệu Tổ chức tự sự trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)