Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình: 7 4-

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 75)

III. Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình( Điều 16 Nghị định

2. Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình: 7 4-

2.1. Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;

2.2. Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế các bước trước đó đã được phê duyệt;

2.3. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.

2.4. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình gồm thuyết minh, bản vẽ thiết kế,

dự toán, tổng dự toán .

3. Nội dung nghiệm thu:

3.1. Đánh giá chất lượng thiết kế;

3.2. Kiểm tra hình thức và số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.

4. Tùy theo tính chất, quy mô và yêu cầu của công trình xây dựng, chủ đầu tư được thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình

để thực hiện thẩm tra thiết kế và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra. Trường hợp thiết kế không bảo đảm yêu cầu theo hợp đồng thì nhà thầu thiết kế

phải thiết kế lại và chịu mọi chi phí, kể cả chi phí thẩm tra thiết kế.

5. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường

thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải

pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công

trình xây

IV. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ , DỰ TOÁN VÀ TỔNG DỰ TOÁN

1. Nội dung thẩm định thiết kế ( khoản 2 Điều 16 Nghị định 16/2005/NĐ- CP):

1.1. Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt;

1.2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

1.3. Đánh giá mức độ an toàn công trình;

1.4. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ, nếu có;

1.5. Bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ;

2. Thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình ( Điều 10 Nghị định 99/2007/NĐ-

CP)

2.1. Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm tra dự toán công trình trước khi phê duyệt. Nội dung thẩm tra bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng

thiết kế;

b) Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây

dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản

mục chi phí khác trong dự toán công trình;

c) Xác định giá trị dự toán công trình.

2.2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm tra thì được

phép thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự

toán công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra dự toán công trình chịu trách

nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra.

2.3. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra và chịu

trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán

công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng

và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường

hợp chỉ định thầu.

2.4. Công trình hoặc hạng mục công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước

khi khởi công xây dựng phải có thiết kế, dự toán được phê duyệt.

3. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây

dựng công trình ( Điều 16 Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Thông tư

12/2005/TT-BXD)

3.1. Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết

kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với những công trình xây dựng

phải lập dự án theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP. Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán được lập theo mẫu Phụ lục 1A , Phụ lục 1B và Phụ lục 1C của Thông tư

Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được

phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết

kế, dự toán công trình đối với toàn bộ hoặc một phần các nội dung quy định tại

khoản 2 và khoản 3 của Điều 16 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP làm cơ sở cho

việc thẩm định, phê duyệt. Tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế phải có đủ điều kiện năng lực thiết kế đối với loại và cấp với công trình nhận thẩm tra. Người chủ trì thẩm tra thiết kế phải có điều kiện năng lực như của người chủ trì thiết kế công

trình mà chủ đầu tư yêu cầu thẩm tra thiết kế.

3.2. Chủ đầu tư phải xác lập tính pháp lý của sản phẩm thiết kế trước khi

đưa ra thi công thông qua việc xác nhận bằng chữ ký và dấu xác nhận đã phê duyệt của chủ đầu tư theo mẫu dấu hướng dẫn tại công văn số 1078 BXD-

KSTK ngày 06/6/2006 của Bộ Xây dựng.

4. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình ( Điều 17-Nghị định 209/2004/NĐ-

CP)

4.1. Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải

thay đổi thiết kế;

b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu

tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công

trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự

án.

4.2. Trường hợp thay đổi thiết kế kỹ thuật nhưng không làm thay đổi thiết

kế cơ sở hoặc thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế bước trước thì chủ đầu tư được quyết định phê duyệt thay đổi thiết kế. Nhà thầu

giám sát thi công xây dựng được ký điều chỉnh vào thiết kế bản vẽ thi công

những nội dung đã được chủ đầu tư chấp thuận và phải chịu trách nhiệm về

quyết định điều chỉnh của mình.

5. Điều chỉnh dự toán công trình ( Điều 9 Nghị định 99/2007/NĐ-CP)

1. Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định 99/2007/NĐ- CP, cụ thể là :

a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần,

lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng;

b) Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới

tổng mức đầu tư xây dựng công trình;

c) Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.

b) Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết

kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt dự toán

công trình đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.

2. Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh.

V. XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

1. Về việc xin giấy phép xây dựng công trình

1.1. Các công trình xây dựng trước khi khởi công phải có giấy phép xây

dựng theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP, trừ những công trình quy định tại điểm 1.2 mục này.

1.2. Những công trình dưới đây không phải xin giấy phép xây dựng:

a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước.

b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.

c) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính.

d) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với

quy hoạch xây dựng được duyệt.

đ) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền phê duyệt, trừ công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật. Tuy nhiên, trước

khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải gửi kết quả thẩm định thiết kế

cơ sở cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng để theo dõi, quản lý.

e) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu

nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phê duyệt.

g) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi

kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.

h) Công trình hạ tầng kỹ thuật có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thuộc các xã

vùng sâu, vùng xa không nằm trong các khu vực bảo tồn di sản văn hoá, di tích

lịch sử - văn hoá.

i) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc

điểm dân cư tập trung; nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy

hoạch xây dựng được duyệt.

1.3. Về giấy phép xây dựng tạm:

a) Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã

có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về việc cấp giấy phép xây dựng

tạm phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương.

c) Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian được phép tồn tại

giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công

trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi

chi phí cho việc phá dỡ công trình.

Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch áp dụng theo quy định hiện hành; riêng phần xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm thì

không được bồi thường.

1.4. Về cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án:

a) Đối với dự án gồm nhiều công trình nằm ở các tỉnh, thành phố khác

nhau thì công trình nằm ở địa phương nào chủ đầu tư xin cấp giấy phép xây dựng ở địa phương đó.

b) Đối với dự án gồm nhiều công trình nằm ở một địa điểm thuộc một ỉnh,

thành phố thì chủ đầu tư xin cấp giấy phép xây dựng một lần cho các công trình

thuộc dự án tại địa phương đó.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

2.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ở đô thị:

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 18 Nghị định 16/2005/NĐ-CP và khoản 10 Điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-CP.

2.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở nông thôn:

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 19 Nghị định 16/20005/NĐ-CP, trong đó sơ đồ mặt bằng được lập theo mẫu tại Phụ lục số 8

của Thông tư 02/2007/TT-BXD. Sơ đồ mặt bằng công trình phải thể hiện rõ các

kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình trên lô đất,

khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin

liên lạc, cấp - thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên

ngoài (nếu có). Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây

dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ đó.

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án đã có thiết

kế cơ sở được thẩm định:

Chủ đầu tư có thể xin giấy phép xây dựng cho một công trình, một lần

cho nhiều công trình hoặc một lần cho tất cả các công trình thuộc dự án.

a) Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng cho một công trình:

- Các tài liệu như quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Nghị định 16/2005/NĐ-CP;

- Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở.

b) Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng một lần cho nhiều công trình hoặc một lần cho tất cả các công trình thuộc dự án:

- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 9 của Thông tư

- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất

theo quy định của pháp luật;

- Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở các công trình mà chủ đầu tư xin giấy

phép xây dựng.

3. Nội dung giấy phép xây dựng

Nội dung chủ yếu của Giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều

64 Luật Xây dựng và theo các mẫu sau:

3.1. Giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ở đô thị theo mẫu số 1

Phụ lục số 6 của Nghị định 16/CP.

3.2. Giấy phép xây dựng tạm theo mẫu số 2 Phụ lục số 6 của Nghị định

16/CP.

3.3. Giấy phép xây dựng đối với nhà ở nông thôn theo mẫu số 3 Phụ lục số

6 của Nghị định 16/CP.

3.4. Giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án theo mẫu tại

Phụ lục số 10 của Thông tư 02/2007/TT-BXD.

4. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

4.1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp

giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I (theo

phân cấp công trình tại Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng);

công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những

công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự

án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình

khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

4.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại

và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối

tượng quy định tại điểm 1 nêu trên.

4.3. Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những

điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới

hành chính do mình quản lý.

5. Điều chỉnh giấy phép xây dựng

5.1. Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình khác với nội

dung giấy phép xây dựng đã được cấp, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh giấy phép

xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh. Cơ

quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép

xây dựng đảm bảo phù hợp quy hoạch xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh giấy phép xây dựng. Nội dung điều chỉnh giấy phép

xây dựng được ghi bổ sung vào mục “gia hạn, điều chỉnh” trong giấy phép xây

dựng

5.2. Hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm: a) Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng;

b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

c) Bản vẽ thiết kế điều chỉnh.

3. Thời hạn xét điều chỉnh giấy phép xây dựng chậm nhất là 10 ngày làm việc kể

từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6. Xử lý chuyển tiếp về cấp giấy phép xây dựng

6.1. Các công trình xây dựng đã được quyết định đầu tư và thuộc đối tượng

không phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định 16/CP, nhưng

đã khởi công xây dựng trước ngày Nghị định 112/CP có hiệu lực thì không phải

xin giấy phép xây dựng.

6.2. Trường hợp dự án gồm nhiều công trình đã được quyết định đầu tư và đã có một số công trình được khởi công xây dựng trước ngày Nghị định 112/CP có

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)