1. u cầu cơng nghệ
Hình 42. Mơ hình dây chuyền sản xuất nước ép trái cây
- Khi nhấn nút ON, hệ thống bắt đầu hoạt động, đèn báo hiệu sáng. Động cơ băng tải 1 hoạt động, kéo băng tải đưa trái cây vào bồn xay. Đến khi trọng lượng bồn xay đạt giá trị xác định thì loadcell (CB báo đầy) tác động, ngừng động cơ băng tải và cho động cơ xay hoạt động. Sau 5s thì dừng động cơ xay, Bơm 1 và Van 1 bắt đầu hoạt động, bơm trái cây đã được sang Bồn ép. Khi CB cạn trong bồn xay tác động thì ĐC ép bắt đồng hoạt động. Sau thời gian 5s thì dừng, đồng thời Bơm 2 bơm trái cây qua bồn chứa và Van xả bã hoạt động xả bã trái cây ra ngoài. Lúc này ĐC băng tải 1 hoạt động trở lại để tiếp tục đưa trái cây vào và băng tải 2 hoạt động đưa chai
vào vị trí. Khi CB Cạn trong bồn ép tác động thì Bơm 2 và Van xả dừng. Khi băng tải 2 đưa chai vào vị trí thì CB nhận chai tác động cho ngừng băng tải 2 và mở Van rót nước vào chai. Khi CB đầy chai tác động thì van rót ngừng, đồng thời đèn sẽ đếm lên 1 và băng tải 2 hoạt động trở lại đưa chai vào vị trí. Khi đó Băng tải 3 cũng hoạt động đưa sản phẩm vào thùng (3 sản phẩm 1 thùng). Nhấn nút OFF thì hệ thống ngừng hoạt động, đèn báo dừng sáng.
2. Mục đích
- Làm quen với lệnh ghi/xóa bit dữ liệu; lệnh Timer; bộ đếm Counter; các bit đặc biệt.
- Hiểu và biết cách sử dụng các lệnh ghi/xóa bit dữ liệu; lệnh Timer; bộ đếm Counter; các bit đặc biệt trong quá trình soạn thảo chương trình.
3. Các kiến thức cần thiết
- L ý thuyết về công tắc tơ; động cơ KĐB 3 pha; cách lắp mạch điều khiển có tiếp điểm. Một số lệnh ghi/xóa, timer, counter, bit đặc biệt.
- Sơ đồ kết nối tín hiệu vào/ra PLC.
4. Dụng cụ và thiết bị
- Máy tính có cài phần mềm STEP 7-Micro/Win V4.0, bộ điều khiển lập trình PLC S7-200 CPU 224; bộ dây nối; 02 nút nhấn; 05 cảm biến; động cơ KĐB 3 pha rôto lồng sóc, các đèn báo.
5. Các bước tiến hành thực hành
a. Xác định thiết bị vào/ra và phân địa chỉ.
Ngõ vào Ngõ ra
STT Thiết bị Địa chỉ STT Thiết bị Địa chỉ
b. Sơ đồ mạch động lực, sơ đồ kết nối PLC c. Soạn thảo chương trình điều khiển Giải thích:
d. Nạp chương trình vào PLC (như bài 1) e. Chạy thử, kiểm tra
Tài liệu tham khảo
[1]. Bùi Thúc Minh, 2012. Bài giảng điều khiển lập trình 1. Trường Đại học Nha Trang,
Nha Trang.
[2]. Bùi Thúc Minh, 2005. Nghiên cứu, thiết kế chương trình điều khiển PLC S7-200 giao
tiếp với máy tính. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Điện công nghiệp. Khoa Điện-Điện tử,
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp HCM, Tp Hồ Chí Minh.
[3]. Bùi Thúc Minh, 2007. Điều khiển động cơ điện Không đồng bộ bằng biến tần đa bậc. Luận án thạc sỹ. Khoa Điện-Điện tử, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp HCM, Tp Hồ Chí Minh.
[4]. Trần Thanh Trung, 2004. Khảo sát PLC S7-300, phần mềm mơ phỏng SPS-VISU và chương trình ứng dụng. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Điện công nghiệp. Khoa Điện-
Điện tử, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp HCM, Tp Hồ Chí Minh.
[5]. Lưu Văn Ba, 2004. Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển lập trình Simatic S7-300. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Điện công nghiệp. Khoa Điện-Điện tử, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp HCM, Tp Hồ Chí Minh.
[6]. Jack Toporovsky, 2005. Interdisciplinary Automation and Control in a Programmable