Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở BN nhiễm ATSL:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng sán lợn (cysticercosis) của albendazole và praziquantel (Trang 39 - 42)

- về hiệu quả điều trị giữa Albendazole và Praziquantel chúng tôi thấy rằng hiệu lực của cả Albendazole và Praziquantel đối với các triệu chứng lâm

PHÀN IV BÀN LUẬN •

4.2) Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở BN nhiễm ATSL:

Trong nghiên cứu này của chúng tôi, triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất ở các BN mắc ATSL là có nang sán dưới da chiếm 251/342 BN (73,39%). Trong số 251 BN (73,39%) có nang sán dưới da thì phần lớn trong số họ có số lượng nang sán dao động trong khoảng từ 10 đến 50 nang, và số nang sán trung bình của các BN này là 30,87 nang. Sở dĩ số lượng nang sán dưới da ở các BN nhiễm ATSL cao như vậy là vì các nang sán này không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh do đó có nhiều người khi xuất hiện các nang sán đã chủ quan không đến khám tại các cơ sở y tế, chỉ đến khi số nang xuất hiện ngày càng nhiều thì BN mới đến khám và điều trị bệnh. Vị trí phân bố của các nang sán thường không theo quy luật nhất định nào cả tuy nhiên

phần lớn các nang sán tập trung nhiều ở chi trên, chi dưới, ngực...Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu trước của các tác giả trong nước khác ví dụ như của Hứa Văn Thước thì tỉ lệ BN có nang sán dưới da là 80% [18]. Tuy nhiên so với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thì tỉ lệ BN có nang sán dưới da ở Việt Nam cao hơn ở các nước khác, như trong nghiên cứu tại Án Độ [32] thì tỉ lệ bệnh nhân có nang sán dưới da chỉ chiếm 8%. Đe lý giải cho điều này Cruz [26] đã đưa ra 2 giả thiết là do:

- Tình trạng miễn dịch của vật chủ - Sự khác nhau giữa các chủng T.solium

Ngoài biểu hiện nang sán dưới da thì các triệu chứng lâm sàng thần kinh thường hay gặp nhất là nhức đầu chiếm 224/342 BN (65,49%). Triệu chứng nhức đầu của các BN nhiễm ATSL thường lan tỏa khắp đầu, đau nhức liên tục, có lúc cơn nhức đầu mạnh lên, khi thay đổi thời tiết cơn nhức đầu thường nặng hơn. Đây là một triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng đau đầu trong những bệnh thông thường khác nên khiến cho người bệnh chủ quan mà không đến khám cũng như điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó những cơ sở y tế tuyến dưới cũng không xác định được BN bị nhiễm ATSL nếu không có các nang sán dưới da và các con động kinh. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho số lượng BN xuất hiện những cơn động kinh cũng khá cao (47,37%). Sở dĩ tỉ lệ BN động kinh cao (47,37%) là do các nang sán hoạt động ở trên não kích thích gây các cơn động kinh. Mặt khác các triệu chứng thần kinh khác như đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ...rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác nên làm cho BN chủ quan và không điều trị sớm làm cho bệnh diễn biến ngày càng nặng. Chính vì vậy khi có các triệu chứng nặng như phát cơn động kinh thì nhiều BN mới đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh. So với nghiên cứu của Ngô Đăng Thục [ 17] thì tỉ lệ BN có các triệu chứng lâm sàng thần kinh cao hơn chúng tôi, ví dụ như đau đầu (87,69%), động kinh (56,93%)...Điều này có thể là do nghiên cứu của

Ngô Đăng Thục được thực hiện tại khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội nên các triệu chứng về thần kinh là tiêu biểu và rầm rộ hơn.

Qua kết quả chụp CT scanner hoặc MRI chúng tôi thấy rằng hầu hết các BN (92,98%) đều có các nang sán trên não. Đặc biệt như BN Khuất Thị Sao có số lượng nang sán trên não rất dày đặc (hình 8). Sở dĩ tỉ lệ BN có kết quả chụp CT scanner hoặc MRI dương tính với ATSL cao như vậy là do BN chủ quan khi xuất hiện các nang sán dưới da cũng như các triệu chứng lâm sàng thần kinh khác chính vì vậy khi bệnh đã tiến triển nặng thì BN mới đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế nên hầu hết các BN đều đã xuất hiện các nang sán trên não.

4.3) Kết quả điều trị:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy cả Albendazole và Praziquantel đều có hiệu lực tốt trong điều trị bệnh ATSL. Sau khi được điều trị thì tỉ lệ BN còn nang sán hoạt động trên não đã giảm đi rõ rệt, chỉ còn 10 BN (10,99%) trong nhóm điều trị bằng Praziquantel và 20 BN (8,77%) trong nhóm điều trị bằng Albendazole là còn nang sán hoạt động trên não. Chính vì số lượng nang sán hoạt động trên não giảm đi nên sự kích thích của các nang sán này lên não cũng giảm do đó các triệu chứng lâm sàng thần kinh trên các BN giảm hẳn so với trước khi điều trị. Sau quá trình điều trị thì chỉ còn 14 BN (6,17%) còn nhức đầu, tuy nhiên các cơn nhức đầu này chỉ còn thoáng qua với tần xuất và cường độ giảm hẳn so với trước khi BN được điều trị. Trong số 7 BN (4,46%) còn động kinh thì nhóm điều trị bằng Praziquantel còn 4 BN (6,56%) và nhóm điều trị bằng Albendazole còn 3 BN (3,12%), sau khi điều trị thì tần xuất các cơn động kinh ở các BN này đã giảm đi nhiều so với trước điều trị. Sự khác biệt về hiệu quả điều trị giữa Praziquantel và Albendazole lên các nang sán trên não và các triệu chứng lâm sàng thần kinh là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

So sánh với kết quả điều trị của những tác giả sử dụng Praziquantel trong điều trị bệnh ATSL với liều 50mg/kg/ngày thì chúng tôi thấy rằng hiệu quả điều trị giữa hai phác đồ là tương đương nhưng với liều 30mg/mg/ngày mà chúng tôi sử dụng thì ít tác dụng không mong muốn hơn, đặc biệt là không có trường hợp tai biến đáng tiếc nào xảy ra. Ví dụ như trong nghiên cứu của Viana [35] sử dụng Praziquantel với liều 50mg/kg/ngày để điều trị cho 27 BN nhiễm ATSL thì các tác dụng không mong muốn xuất hiện rầm rộ hon và đặc biệt là có 1 BN tử vong.

So sánh với kết quả của tác giả Kiều Tùng Lâm [11] sử dụng Albendazole theo phác đồ 15mg/kg/ngày, điều trị trong 30 ngày/đợt thì chúng tôi thấy rằng hiệu quả điều trị cũng như các tác dụng không mong muốn xuất hiện là tương đương nhau. Chính vì vậy hiện nay việc sử dụng Albendazole theo phác đồ 20mg/kg/ngày, điều trị trong 20 ngày/đợt đang được ưa chuộng hơn vì nó rút ngắn được thời gian điều trị cho BN.

Đối với các nang ATSL dưới da trong quá trình sử dụng thuốc thì trước tiên các nang sán này sẽ sưng to hơn và đau nhẹ, có thể kích thích gây giật cơ nhẹ. Sau đó các nang sán này sẽ mềm ra và kích thước thu nhỏ dần rồi tiêu biến. Một số nang sán sau khi bị diệt sẽ vôi hóa và tồn tại lâu hơn. Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì sau quá trình điều trị hầu hết các nang sán dưới da đều mất đi (23,11%) hoặc vôi hóa (70,52%) chỉ còn 16/251 BN (6,37%) vẫn có nang sán hoạt động dưới da, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy số lượng và kích thước của các nang sán này đã giảm đi so với trước khi điều trị.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng sán lợn (cysticercosis) của albendazole và praziquantel (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)