Các tác dụng không mong muốn xuất hiện trong quá trình điều trị:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng sán lợn (cysticercosis) của albendazole và praziquantel (Trang 42)

- về hiệu quả điều trị giữa Albendazole và Praziquantel chúng tôi thấy rằng hiệu lực của cả Albendazole và Praziquantel đối với các triệu chứng lâm

PHÀN IV BÀN LUẬN •

4.4) Các tác dụng không mong muốn xuất hiện trong quá trình điều trị:

Qua theo dõi trong quá trình nghiên cứu thì chúng tôi thấy rằng tỉ lệ xuất hiện các tác dụng không mong muốn ở các BN ở cả 2 nhóm là khá cao. Các tác dụng không mong muốn thường gặp như: sốt (10,23%), nhức đầu tăng (28,95%), chóng mặt (18,71%), tăng SGOT/SGPT (38,60%)...Phần lớn các tác dụng không mong muốn này xuất hiện là do độc tố của sán giải phóng ra khi chết. Để làm giảm các tác dụng không mong muốn này thì nhiều tác giả

trong và ngoài nước khi điều trị với liều cao đã sử dụng phối hợp corticoid. Tuy nhiên corticoid là một nhóm thuốc có khá nhiều tác dụng không mong muốn như gây loãng xương, loét dạ dày tá tràng... ngoài ra Dexamethason còn làm giảm nồng độ của Praziquantel trong huyết tương chính vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi đã không sử dụng corticoid cho các BN trong quá trình điều trị, đó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ BN gặp phải các tác dụng không mong muốn là khá cao. Tuy nhiên các tác dụng không mong muôn này chỉ xảy ra trong một thời gian ngăn, không râm rộ và không ảnh hưởng nhiều đến BN. Các biểu hiện này đều mất đi khi BN ngừng sử dụng thuốc.

Qua so sánh 2 nhóm BN thì chúng tôi nhận thấy tác dụng không mong muốn của nhóm sử dụng Praziquantel xảy ra rầm rộ và nặng hơn so với nhóm sử dụng Albendazole (58,24% so với 44,62%) và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chính vì vậy hiện nay xu hướng sử dụng Albendazole ở nhiều nơi có phần được ưa chuộng hơn vì:

+ Albendazole có nồng độ đỉnh trong huyết tương và dịch não tủy cao hơn Praziquantel.

+ Các tác dụng phụ khi sử dụng Albendazole không rầm rộn như Praziquantel

+ Albendazole có giá thành rẻ hơn so với Praziquantel

KÉT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng trên 342 BN điều trị bệnh ATSL tại Khoa khám bệnh chuyên ngành - Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng trung ương từ 01/2004 đến 12/2006, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

- Bệnh ATSL phân bố ở 22/25 tỉnh miền bắc nước ta, trong đó Bắc Ninh, Bắc Giang là hai tỉnh có số BN cao nhất (18,15% và 16,08%).

- Bệnh chủ yếu gặp ở những người trong độ tuổi lao động từ 31-50 tuổi (50,58%) và làm ruộng (61,11%).

- Tỉ lệ mắc bệnh của nam giới là cao hơn nữ giới.

- Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở BN nhiễm ATSL là: Có nang sán dưới da (73,24%), nhức đầu (65,35%), động kinh (47,36%)...

- Số BN nhiễm ATSL có hình ảnh tổn thương trên não do nang sán chiếm tỉ lệ 92,98%

- Cả hai loại thuốc Albendazole và Praziquantel đều có hiệu quả cao trong điều trị bệnh ATSL. Sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

- Tác dụng không mong muốn thường gặp ở cả hai nhóm điều trị bằng Praziquantel hoặc Albendazole là: sốt, nhức đầu tăng, chóng mặt, tăng SGOT/SGPT... Trong đó tỉ lệ BN điều trị bằng Praziquantel xuất hiện các tác dụng không mong muốn nhiều hơn BN điều trị bằng Albendazole và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

KIÉN NGHỊ

- Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về những hậu quả cũng như nguyên nhân và cách phòng chống bệnh ATSL. Từ đó BN có những kiến thức về bệnh và có thể đến các cơ sơ y tế điều trị khi bệnh chưa tiến triển nặng.

- Đẩy mạnh điều tra dịch tễ, đánh giá tình hình nhiễm ATSL ở người và lợn để có biện pháp phòng chống. Điều trị ngay cho người bệnh khi mới nhiễm sán dây lợn trưởng thành.

- Tiếp tục nghiên cứu tìm ra phác đồ điều trị bệnh ATSL hiệu quả nhất và hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng sán lợn (cysticercosis) của albendazole và praziquantel (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)