Dịch tễ bệnh ATSL:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng sán lợn (cysticercosis) của albendazole và praziquantel (Trang 38 - 39)

- về hiệu quả điều trị giữa Albendazole và Praziquantel chúng tôi thấy rằng hiệu lực của cả Albendazole và Praziquantel đối với các triệu chứng lâm

PHÀN IV BÀN LUẬN •

4.1) Dịch tễ bệnh ATSL:

Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên và xã hội thích hợp cho các bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh ATSL nói riêng phát triển. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 22/25 tỉnh bắc bộ có lun hành bệnh ATSL, 3 tỉnh không có BN nào là Hà Giang, Điện Biên và Tuyên Quang. Trong nghiên cứu này Bắc Ninh, Bắc Giang là hai tỉnh có tỉ lệ BN cao nhất (18,15% và 16,08%), kết quả này tương đồng với các nghiên cứu thời gian trước đây của các tác giả khác, ví dụ như theo nghiên cứu của Ngô Đăng Thục [17] từ năm 1991 đến năm 1995 thì tỉ lệ BN ở 2 tỉnh này cũng là cao nhất và chiếm tới 47,69%. Những vùng có tỉ lệ số người mắc ATSL cao hầu hết là những vùng phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Tại những vùng này thì điều kiện vệ sinh còn thấp kém, đồng thời thói quen chăn nuôi lợn thả rông, dùng phân tươi bón ruộng và ăn các đồ ăn chưa được nấu chín như nem chua, nem thính, tiết canh, rau sống...vẫn phổ biến. Chính những điều này cũng đã làm cho tỉ lệ mắc bệnh ở những người làm ruộng (61,11%) cao hơn so với những người làm các ngành nghề khác. Vì ở Việt Nam hiện nay các vùng nông nghiệp vẫn còn thói quen chăn nuôi lợn thả rông và sử dụng phân tươi bón ruộng nên những người làm ruộng phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho thấy tỉ lệ BN làm ruộng chiếm đa số, theo Hứa Văn Thước tỉ lệ này cũng chiếm tới 44,4% [18]

v ề lứa tuổi mắc bệnh, trong nghiên cứu của chúng tôi, BN ít tuổi nhất là 8

tuổi, BN nhiều tuổi nhất là 73 tuổi, chủ yếu số người mắc bệnh nằm trong độ tuổi lao động từ 21 đến 60 tuổi (85,96%) trong tổng số 342 BN được nghiên cứu thỉ tỉ lệ mắc bệnh ATSL cao nhất là trong độ tuổi từ 41 - 50 (27,19%).

Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự, ví dụ trong nghiên cứu của Đoàn Thị Hạnh Nguyên [12] từ năm 1991 đến năm 1996 thì tỉ lệ BN trên 20 tuổi chiếm 82,85%. Tỉ lệ mắc bệnh này có thể được lý giải là do khi bước vào độ tuổi trưởng thành thì hầu hết mọi người trở nên chủ quan trong vấn đề sinh hoạt, dễ dãi hơn trong ăn uống và ít chú ý đến vấn đề vệ sinh. Điều này làm cho tỉ lệ số người mắc bệnh trong độ tuổi trưởng thành là rất cao.

Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng nhận thấy tỉ lệ mắc bệnh ATSL ở nam giới cao hơn nữ giới rất nhiều (71,05% so với 28,95%) và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các nghiên cứu của tác giả khác cũng cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ATSL ở nam giới là cao hơn nữ giới như trong nghiên cứu của Hứa Văn Thước [18] thì tỉ lệ BN ở nam giới là 88,9% và nữ giới là 11,1%. Hay như trong nghiên cứu của Ngô Đăng Thục [17] thì tỉ lệ BN nam là 78,46% và nữ là 21,54%. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy có thể là do thói quen ăn uống, sinh-hoạt của nam giới thiếu thận trọng hơn nữ giới. Đặc biệt nam giới thường hay có thói quen ăn các đồ ăn chưa nấu chín như thịt tái, nem thính, tiết canh, rau sống...và các đồ ăn ở hàng quán không đảm bảo vệ sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng sán lợn (cysticercosis) của albendazole và praziquantel (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)