4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học (Trang 34 - 36)

V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

2.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm

Để dạy tiết 57, bài 20: Mạng máy tính – Sách giáo khoa Tin học 10, tôi đã tiến hành ở các lớp 10A, 10B (năm học 2015 - 2016) ở trường THPT Nho Quan C với phương pháp chọn:

- 1 lớp làm thực nghiệm (10A) sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp thảo luận nhóm. - 1 lớp đối chứng (10B) chỉ sử dụng các bảng biểu theo hướng dẫn của sách giáo khoa.

Các lớp này có số học sinh tương đương nhau, trình độ và năng lực tư duy khá đồng đều. Và sau bài dạy, các em làm bài kiểm tra đánh giá mức độ thu nhận được kiến thức sau bài học với những câu hỏi liên quan đến các nội dung kiểm tra giống nhau ở 2 lớp. Tôi đã tiến hành kiểm tra ở cả 2 lớp 10 thực nghiệm và đối chứng. Kết quả của bài kiểm tra 1 tiết đó như sau:

Lớp thực nghiệm 10A (Tổng số: 35) Lớp đối chứng 10B (Tổng số: 34)

Loại Điểm Số lượng % Số lượng %

Từ 810 30 85.7 18 54.9

Từ 6,57,9 4 22.9 10 29.4

Từ 5,06.4 1 5.7 5 14.7

Từ 3,5 4,9 0 0 2 5.9

Từ kết quả trên ta thấy, việc sử SĐTD kết hợp thảo luận nhóm đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó có chất lượng của bài kiểm tra 1 tiết, với học sinh lớp 10B chưa được sử dụng SĐTD kết hợp thảo luận nhóm nên số lượng điểm từ 8 trở lên số lượng ít hơn 30.8% học sinh 10A. Ngoài ra, còn có điểm kém dưới 5. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng điểm thì học sinh lớp 10A còn được trang bị thêm, hiểu thêm một số kỹ năng mềm mà chúng ta ít hoặc khó nhận ra thay đổi đáng kể là: kỹ năng tổng hợp thông tin từ BĐTD, kỹ năng thảo luận nhóm, kỹ năng báo cáo, thuyết trình, phản biện …

Vậy, việc quan tâm đến học sinh, quan tâm đến các kỹ thuật kích thích hoạt động của học sinh trong việc tự tìm hiểu, tự nghiên cứu nguồn tri thức của nhân loại là một bước quan trọng trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học mà bản thân tác giả đã nhận thức được để tiếp tục trau rồi kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm để luôn mang đến giờ học lý thú cho học sinh.

Từ kết quả nối trên, tôi đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của trường, góp phần đưa tỉ lệ học sinh thi tốt nghiệp hàng năm đạt tỉ lệ 100% và phấn đấu giữ vững chỉ tiêu này trong các năm học tới.

Kết luận phần 2

Bằng các phương pháp thao tác tiến hành phương pháp dạy học SĐTD phối hợp với các phương pháp hoạt động thảo luận nhóm và rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong tổ chức dạy học môn Tin học, cho thấy SĐTD thật sự là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập.

Tuy nhiên, phương pháp dạy học bằng sử dụng SĐTD còn khá mới mẻ và chưa thật sự phổ biến. Để thực hiện SĐTD đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh, với nhiều giai đoạn và công việc khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần kiên trì trong việc tổ chức để giúp cho học sinh từng bước làm quen với phương pháp học còn tương đối mới để chuyển từ phương pháp dạy và học truyền thống sang học theo phương pháp sử dụng SĐTD có hiệu quả; kết hợp giúp học sinh làm quen với khuyến khích và kịp thời biểu dương học sinh tích cực để thu hút học sinh tham gia một cách tự giác và hứng thú. Tin tưởng chắc chắn rằng SĐTD sẽ nhận được sự ủng hộ của giáo viên, học sinh, và sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy học ở bậc THCS và THPT trong toàn ngành giáo dục Ninh Bình.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học (Trang 34 - 36)