Cấu tạo và nguyên lý làm việ c

Một phần của tài liệu chương trình mô đun đào tạo khí cụ điện hạ thế (Trang 46 - 49)

http://www.ebook.edu.vn 47

Cực đấu dây của các

tiếp điểm chính của công tắc tơ

Hai đầu cuộn dây (cuộn hút)

Các cực đấu dây của các tiếp điểm phụ thường đóng Hình 12.2: Mặt cắt dọc của công tắc tơ Lò xo phản lực Phần nắp di động Cuộn dây Vỏ nhựa Mạch từ phần ứng Các tiếp điểm phụ Mạch từ phần cảm Cuộn dây (cuộn hút) Các tiếp điểm chính Lò xo phản lực

- Mạch từ: là các lõi thép có hình dạng EI hoặc chữ UI. Nó gồm những lá tôn silic, có chiều dầy 0,35mm hoặc 0,5mm ghép lại để tránh tổn hao dòng điện xoáy. Mạch từ thường chia làm hai phần, một phần được kẹp chặt cố định (phần tĩnh), phần còn lại là nắp (phần động) được nối với hệ thống tiếp điểm qua hệ thống tay đòn.

- Cuộn dây: cuộn dây có điện trở rất bé so với điện kháng. Dòng điện trong cuộn dây phụ thuộc vào khe hở không khí giữa nắp và lõi thép cố định. Vì vậy, không được phép cho điện vào cuộn dây khi nắp mở. Cuộn dây có thể làm việc tin cậy (hút phần ứng) khi điện áp cung cấp cho nó nằm trong phạm vi (85- 100)% Uđm .

- Hệ thống tiếp điểm:

¾ Theo khả năng dòng tải:

* Tiếp điểm chính: chỉ có ở công tắc tơ chính, 100% là tiếp điểm thường mở, làm việc ở mạch động lực, vì thế dòng điện đi qua rất lớn (10 ÷ 2250)A.

* Tiếp điểm phụ: có cả thường đóng và thường mở, dòng điện đi qua các tiếp điểm này nhỏ chỉ từ 1A đến khoảng 10A, làm việc ở mạch điều khiển.

¾ Theo nhiệm vụ làm việc:

* Tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường mở: (xem phần rơ le).

- Cơ cấu truyền động: phải có kết cấu sao cho giảm được thời gian thao tác đóng ngắt tiếp điểm, nâng cao lực ép tiếp điểm và giảm được tiếng va đập.

b. Nguyên lý làm vic:

Sự làm việc của công tắc tơ điện từ dựa trên nguyên tắc lực điện từ, khi ta cung cấp một điện áp U = (85 ÷ 100)% Uđm vào cuộn dây, nó sẽ sinh ra từ trường, từ trường này sẽ tạo ra lực từ có lực lớn hơn lực kéo lò xo của hệ thống truyền động. Nó sẽ hút lõi sắt phần động để khép kín mạch từ. Hệ thống tiếp điểm sẽ thay đổi trạng thái. Nếu như ở điều kiện bình thường (khi cuộn dây chưa có điện), tiếp điểm là đóng thì khi cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm sẽ mở ra. Ngược lại, nếu như ở điều kiện bình thường (khi cuộn dây chưa có điện), tiếp điểm là mở thì khi cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm sẽ đóng lại.

Hình 12.4: Quá trình chuyển động hệ thống tiếp điểm của công tắc tơ trước và sau khi có điện

12.4 Tính toán la chn các thông s k thut

Dựa vào dòng điện định mức của tải và căn cứ vào tính chất của phụ tải làm việc gián đoạn hay liên tục và căn cứ vào dãy dòng điện, điện áp định mức của công tắc tơ từđó ta lựa chọn công tắc tơ cho thích hợp

UCTT = Ulưới ; ICTT > Iđm

Một phần của tài liệu chương trình mô đun đào tạo khí cụ điện hạ thế (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)