Lắp đặt và hiệu chỉnh mạch điện đơn giản có sử dụng rơ le nhiệ t

Một phần của tài liệu chương trình mô đun đào tạo khí cụ điện hạ thế (Trang 45 - 46)

Bài 12: Công tc tơ

12.1 Công dng

Công tắc tơ là một loại khí cụ điện đóng cắt hạ áp dùng để khống chế tự động và điều khiển từ xa các thiết bị điện có điện áp 500V và dòng điện 600A với sự hỗ trợ của nút ấn

Công tắc tơ có 2 trạng thái: đóng và cắt, có số lần đóng cắt lớn, tần số đóng cắt cao có thể tới 1500 lần /giờ.

Công tắc tơ có thể chia thành nhiều loại:

- Theo nguyên lý truyền động có công tắc tơ : điện từ, khí ép, thủy lực (thông dụng là kiểu điện từ). - Theo nguyên lý dòng điện có công tắc tơ: một chiều, xoay chiều.

Trong giáo trình này, chủ yếu trình bày công tắc tơ kiểu điện từ.

12.2 Phân loi, ký hiu

a. Phân loi:

+ Theo nguyên lý truyền động có: công tắc tơ kiểu điện từ, kiểu hơi ép, kiểu thuỷ lực. Thường gặp công tắc tơ kiểu điện từ. Công tắc tơ kiểu điện từ có hai lọai:

- Công tắc tơ chính: có 3 tiếp điểm chính còn lại là tiếp điểm phụ.

- Công tắc tơ phụ: Chỉ có tiếp điểm phụ (không có tiếp điểm chính).

+ Theo dạng dòng điện ta có: công tắc tơ điện một chiều, công tắc tơ điện xoay chiều

+ Theo kết cấu ta có: công tắc tơ dùng ở nơi hạn chế chiều cao (ở bảng điện gầm xe) và ở nơi hạn chế chiều rộng (buồng tàu điện).

b. Ký hiu

1) Cuộn dây:

2) Tiếp điểm chính:

Thường được ký hiệu bởi 1 ký số: Các ký số đó là: 1 - 2; 3 - 4; 5 - 6.

Trong công tắc tơ chính, 3 tiếp điểm đầu tiên bên tay trái luôn luôn là tiếp điểm chính, những tiếp điểm còn lại là tiếp điểm phụ.

3) Tiếp điểm phụ:

Thường được ký hiệu bởi 2 ký số:

- Ký số thứ nhất: Chỉ vị trí tiếp điểm (số thứ tự, đánh từ trái sang). - Ký số thứ hai: Chỉ vai trò tiếp điểm:

+ 1 - 2 (NC): Thường đóng. + 3 - 4 (NO): Thường mở.

Một phần của tài liệu chương trình mô đun đào tạo khí cụ điện hạ thế (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)