Phân loại và cấu tạo, ký hiệu

Một phần của tài liệu chương trình mô đun đào tạo khí cụ điện hạ thế (Trang 32 - 34)

a, Phân loi

Dựa vào kết cấu người ta phân cầu chì làm các loại sau:

1 . Loại hở

Loại này không có vỏ bọc kín, thường chỉ gồm dây chảy. Đó chỉ là những phiến làm bằng chì lá, kẽm, hợp kim của chì và thiếc, nhôm hay đồng lá mỏng được dập cắt thành những hình dạng như hình vẽ 9.1 sau đó dùng vít bắt chặt vào các đầu cực dẫn điện đặt trên các bản cách điện bằng đá hay bằng sứ... Dây chảy cũng còn có dạng hình tròn làm bằng chì.

2. Loại vặn

Cầu chì loại này thường có hình dạng như hình 9.2

Dây chảy 1 nối với nắp 2 phía trong. Nắp 2 có dạng răng vít để vặn chặt vào đế 3. Dây chảy bằng đồng, có khi dùng bạc. Có các cỡ dòng điện định mức 6A, 15A, 20A, 25A, 30A, 60A ở điện áp 500V.

3. Loại hộp

Hộp và nắp đều làm bằng sứ cách điện được bắt chặt trên các tiếp điểm bằng đồng. Dây chảy được bắt bằng vít vào các tiếp điểm, thường dùng dây chảy là dây chì tròn hoặc chì lá có kích thước thích hợp. Cầu chì được chế tạo theo các cỡ dòng điện định mức: 5, 10, 15, 20, 30, 80, 100A ở điện áp 500V.

4. Loại kín không có chất nhồi

Hình 9.3 là kết cấu của cầu chì loại này. Dây chảy được đặt trong ống kín bằng phíp 1, hai đầu có nắp bằng đồng 4 có răng vít để vặn chặt kín. Dây chảy 3 được nối chặt với các điện cực tiếp xúc 5 bằng các vít và vòng đệm 6.

Dây chảy của cầu chì này được làm bằng kẽm là vật liệu có nhiệt độ nóng chảy thấp, lại có khả năng chống rỉ. Nó được dập theo các hình dạng đã được trình bày trên hình 9.1.

Khi nóng chảy dây chảy sẽ cháy đứt ở chỗ có tiết diện hẹp và phát sinh hồ quang điện. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao do hồ quang điên sinh ra, vỏ xenlulô của ống bị đốt nóng sẽ bốc hơi, làm áp lực khí trong ống tăng lên rất lớn, sẽ dập tắt hồ quang điện.

Hình 9.3 Cầu chì ống phíp

5. Loại kín có chất nhồi

Loại náy có đặc tính bảo vệ tốt hơn loại trên, hình dạng cấu tạo của một cầu chì loại này cho trên hình 9.4. Loại này thường gọi là cầu chì ống sứ.

Vỏ của cầu chì 1 làm bằng sứ hoặc stealít, có dạng là hình hộp chữ nhật. Trong vỏ có trụ tròn và rỗng để đặt dây chảy hình lá 2, sau đó đổ đầy cát thạch anh 3. Dây chảy được hàn dính vào đĩa 4 và được bắt chặt vào phiến 5 có điện cực tiếp xúc 6, các phién 5 được bắt vào ống sứ bằng phíp 7. Dây chảy được chế tạo bằng đồng lá dày 0,1 đến 0,2 mm, có dập các lỗ dài để tạo tiết diện hẹp. Để giảm nhiệt độ chảy của đồng người ta hàn các giọt thiếc vào các đoạn có tiết diện hẹp.

Hình 9.2 a, Hình dạng chung b, Lõi và dây chảy 1. Dây chảy 2. Nắp 3. Đế 4, 5. Vít 1 . Ống kín làm bằng phíp 2,6 Vòng đệm 3. Dây chảy 4 . Nắp bằng đồng 5. Cực tiếp xúc

b, Ký hiu

Một phần của tài liệu chương trình mô đun đào tạo khí cụ điện hạ thế (Trang 32 - 34)