7. Cấu trúc đề tài
3.5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về văn hóa công sở
Hiện nay các cơ quan hành chính nói chung và UBND quận Tây Hồ nói riêng cần nghiên cứu đưa nội dung VHCS vào chương trình giảng dạy dưới hai hình thức:
- Bổ sung thêm chuyên đề liên quan đến nhận thức chung về VHCS trong các chương trình bồi dưỡng chung cho cán bộ, công chức (chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, tiền công vụ…)
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về các kỹ năng thực hành VHCS như: kỹ năng giao tiếp, nghi thức nhà nước; kỹ năng xây dựng văn bản mẫu; kỹ năng thiết kế quy trình làm việc khoa học; phong cách và kỹ năng lãnh đạo quản lý.
Tiểu kết
Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao VHCS trong các CQHCNN, trong
đó có UBND quận Tây Hồ là hết sức cần thiết và cấp bách, xuất phát từ thực trạng VHCS trong thời gian qua.
Việc nâng cao VHCS của đội ngũ công chức tại UBND quận Tây Hồ vừa xuất phát từ những yêu cầu nội tại, vừa xuất phát từ những yêu cầu mang tính khách quan của xu thế thời đại.
Để đảm bảo nâng cao văn hóa ứng xử, văn hóa làm việc trong cơ quan, cần đảm bảo tính định hướng chung nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính và trên cơ sở các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ nói chung, xây dựng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng. Đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả các giải pháp như nâng cao nhận thức của công chức về VHCS; xây dựng và ban hành quy chế ứng xử của công chức; phát huy vai trò nêu gương của lãnh đạo, quản lý; tuyên truyền, phổ biến VHCS trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức và trong quần chúng nhân dân; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật và quy chế ứng xử của công chức.
KẾT LUẬN
Vận dụng và nâng cao văn hóa ứng xử trong quá trình thực hiện các công vụ, nhiệm vụ nhà nước là một nội dung quan trọng trong đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp chuyên môn. Do vậy, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn văn hóa ứng xử của công chức mang tính cần thiết và có ý nghĩa, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay của nền công vụ Việt Nam, gắn với quá trình cải cách hành chính công.
Văn hóa ứng xử và làm việc của công chức chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: chính trị, luật pháp, kinh tế, xã hội, văn hóa chung, tâm lý của chủ thể và đối tượng giao tiếp. Do đó, trên thực tế, việc thực hiện VHCS trong các CQHCNN, trong đó có UBND quận Tây Hồ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, bên cạnh một số kết quả tích cực đạt được. Những hạn chế, yếu kém này vừa do các nguyên nhân chủ quan, vừa do các nguyên nhân khách quan. Tuy vậy, yêu cầu đặt ra là cần nhanh chóng hạn chế, khắc phục, giải quyết để nâng cao VHCS của công chức.
Tính cần thiết của việc nâng cao VHCS này xuất phát từ sự vận động và phát triển liên tục của các quá trình xã hội, của xu thế thời đại và của chính thực trạng thực hiện trong những giai đoạn trước đây.
Để nâng cao VHCS trong công sở nhà nước, trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản bao gồm: Nâng cao nhận thức của công chức về VHCS; xây dựng và ban hành quy chế ứng xử của công chức; phát huy vai trò nêu gương của lãnh đạo, quản lý; tuyên truyền, phổ biến VHCS trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức và trong quần chúng nhân dân; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật và quy chế ứng xử của công chức.
Việc thực hiện các giải pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, không nên quá coi trọng giải pháp này mà coi nhẹ các giải pháp khác và ngược lại. Mỗi giải pháp có khả năng phát huy những ưu thế, tác động riêng, tạo nên những chuyển biển, thay đổi tích cực, mạnh mẽ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 12-NQ/TW – Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về
Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
2. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW về Đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
3. Bộ Nội vụ (2007), Chỉ thị số 01/2007/CT-BNV về việc triển khai thực hiện
Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước trong các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Nội vụ.
4. Bộ Tài chính – Kho bạc Nhà nước (2011), Văn hóa công sở và giao tiếp
hành chính.
5. Chính phủ (2007), Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế
Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.
6. Chử Phương Nam, Văn hóa công sở - Góc nhìn thực tế,
https://www.sbv.gov.vn – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Truy cập ngày
26/7/2020.
7. Đoàn Trọng Tuyến (1992), Từ điển Pháp – Việt pháp luật – hành chính, NXB Thế giới, Hà Nội.
8. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Lê Như Hoa (2006), Môi trường văn hóa nơi công sở, tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 10, Hà Nội.
10. Nguyễn Hữu Thức (2007), Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng
11. Nguyễn Minh Đoan (2006), Yếu tố văn hóa công sở trong các hoạt động
nhà nước, tạp chí Luật học số 11, Hà Nội.
12. Nguyễn Tuấn Khanh, Nâng cao văn hóa công vụ và góp phần phòng ngừa tham nhũng, Trang thông tin điện tử tổng hợp – Ban Nội chính Trung ương,
https://www.google.com.vn/nang-cao-van-hoa-cong-vu-gop-phan-phong- ngua-tham-nhung. Truy cập ngày 16/7/2020.
13. Phan Hiếu (2016), Chuyển biến trong xây dựng nếp sống văn hóa công sở ở cơ quan, đơn vị, Ninh Bình online, https://www.google.com.vn/chuyen-bien-
trong-xay-dung-nep-song-van-hoa-cong-so-o-cac-co-quan-don-vi. Truy cập ngày 21/7/2020.
14. Trần Hoàng – Trường Phong, Báo động ứng xử nơi công sở,
http://www.tienphong.vn. Truy cập ngày 17/7/2020.
15. UNESCO, tạp chí Người đưa tin, tháng 11/ 1989.
16. Vũ Thị Phụng (1996), Một số vấn đề về xây dựng và cải cách nền hành
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VHCS CỦA UBND QUẬN TÂY HỒ
Ảnh 2.1. Hồ Tây - trung tâm phát triển du lịch vùng Nguồn: Internet Ảnh 2.2. Chùa Trấn Quốc ven Hồ Tây – một trong “Thăng Long Tứ Trấn” Nguồn: Báo người lao động
Ảnh 2.3. Trụ sở UBND quận Tây Hồ
Địa chỉ: 657 Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử UBND thành phố Hà Nội
Nguồn: UBND quận Tây Hồ
Ảnh 2.5. Quận Tây Hồ tưng bừng với Hội thi Văn hóa công sở năm 2017 Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Tây Hồ