Trang phục đi làm

Một phần của tài liệu Thực trạng làm việc của nhân viên tại UBND quận Tây Hồ (Trang 26)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.4. Trang phục đi làm

Khi thực hiện nhiệm vụ, CBCCVC trong UBND quận Tây Hồ luôn ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không màu mè, sặc sỡ. Mọi người trong Uỷ ban luôn lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo đúng tiêu chuẩn của trang phục công sở: quần âu, áo sơ mi (đối với nam), váy dài hoặc chân váy qua đầu gối với áo sơ mi (đối với nữ).

2.3. Đánh giá về công tác xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Tây Hồ

2.3.1. Ưu điểm

Thông qua các chương trình và kết quả hoạt động, có thể thấy vấn đề VHCS rất được lãnh đạo UBND quan tâm xây dựng. Mọi hoạt động công vụ đều có nề nếp, kỷ cương, văn minh, lịch sự, ứng xử có văn hóa. Mỗi người CBCCVC và người lao động tại UBND quận Tây Hồ đều thấy rõ trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được giao. Các phòng, ban, đơn vị trong Uỷ ban đều thực hiện những quy chế, quy định chung của cơ quan một cách nghiêm túc và đều xây dựng lề lối làm việc khoa học, nề nếp, tạo dựng môi trường làm việc văn minh, duy trì các mối quan hệ, ứng xử tốt đẹp với đồng nghiệp.

Đối với viên chức và người lao động không còn tình trạng đi muộn về sớm, ăn bớt giờ làm việc của Nhà nước; tác phong làm việc, trang phục đã phù hợp hơn; không uống rượu, bia trong thời gian làm việc; nhiệt tình, nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc được giao; giữ gìn vệ sinh chung; tạo mối quan hệ với đồng nghiệp đúng mực và thân thiết.

Việc giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, nơi công cộng trong cơ quan được chấp hành nghiêm chỉnh. Mỗi cá nhân tự sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn tài sản, trang thiết bị của cơ quan và bảo vệ cây xanh, thực hiện tốt nội quy kỷ luật của cơ quan. Thực hành tiết kiệm điện, nước…, hút thuốc đúng nơi quy định.

Có thể thấy, nhiều năm qua lãnh đạo UBND trong quá trình phát triển luôn quan tâm đến VHCS, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, ở đó mỗi cá nhân đều được thể hiện, và có cơ hội phát huy hết khả năng của mình để được

cống hiến vì sự phát triển bền vững của UBND. Tạo được sự đồng thuận trong cơ quan, trở thành một tập thể doàn kết nhất trí, trình độ chuyên môn, quản lý tốt. Lãnh đạo và nhân viên luôn tôn trọng lẫn nhau, tổ chức nề nếp có trên có dưới.

Những mặt tích cực nêu trên đã góp phần tạo nên hiệu quả trong công việc, cũng như nâng cao mối quan hệ tốt đẹp giữa UBND quận Tây Hồ với công dân và các tổ chức trên địa bàn quận Tây Hồ nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung, tạo niềm tin của nhân dân đối với Uỷ ban và chính quyền quận Tây Hồ.

2.3.2. Nhược điểm

Một số công chức tại UBND quận Tây Hồ chưa quán triệt tốt, chưa nắm vững các nguyên tắc cơ bản trong văn hóa ứng xử nên dẫn đến tình trạng ứng xử chưa chuẩn mực, chưa đạt hiệu quả mong muốn. Đồng thời, còn có những công chức mới chỉ nắm được một số nguyên tắc, chưa hiểu và vận dụng một cách thống nhất hệ thống các nguyên tắc thực hiện văn hóa ứng xử trong công sở nói chung, tại UBND nói riêng.

Việc giải thích, hướng dẫn các quy trình, thủ tục cho công dân, tổ chức có lúc còn mang tính chất điều lệ, chưa hết trách nhiệm, chưa nhiệt tình. Điều này tuy không phổ biến mà chỉ là những biểu hiện không thường xuyên, song cũng tạo nên hình ảnh không đẹp về đội ngũ công chức nói chung, đội ngũ công chức tại UBND quận Tây Hồ nói riêng trong nhận thức, tư duy của công dân, tổ chức.

Quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ vẫn còn xảy ra tình trạng lúng túng trong vận dụng, áp dụng các quy định pháp luật; phương pháp làm việc chưa khoa học và chuyên nghiệp; có nhiều lúc xuề xòa, cả nể…

Những hạn chế trong văn hóa ứng xử của công chức tại UBND quận Tây Hồ tạo nên những hệ quả tiêu cực trong quá trình xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại. Đồng thời cũng tạo nên những trở ngại nhất định trong việc tiến hành cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, ở nước ta trong những năm qua nói chung.

Do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra là cần tiếp tục chấn chỉnh và nâng cao văn hóa ứng xử, làm việc của đội ngũ công chức nói chung, công chức tại UBND quận Tây Hồ nói riêng trong thời gian tới nhằm khắc phục các hạn chế và đang tồn tại, đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, chuyên nghiệp trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước.

2.3.3. Nguyên nhân

Thứ nhất, đội ngũ công chức chưa quán triệt sâu sắc về văn hóa ứng xử, quy tắc ứng xử, những tiêu chuẩn chung đối với công chức và quy tắc ứng xử của công chức khi giao tiếp, ứng xử với công dân, tổ chức trong môi trường làm việc của nền hành chính hiện đại. Vì vậy, nhận thức của công chức về vai trò của văn hóa ứng xử đối với kết quả, hiệu quả, năng suất trong thực thi công vụ, nhiệm vụ cũng như tạo niềm tin trong nhân dân đối với UBND quận Tây Hồ nói riêng, cơ quan nhà nước nói chung chưa sâu sắc. Chưa nhận thức đúng đắn về tính dân chủ trong chế độ ta, hiểu biết chưa sâu sắc về vai trò làm chủ của nhân dân dẫn đến thiếu tôn trọng, thậm chí coi thường nhân dân.

Thứ hai, chưa phát huy được tính gương mẫu, tinh thần nêu gương của

những người đứng đầu, của những người giữ các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý nên chưa góp phần tạo nên hiệu quả trong việc thực hiện cũng như nâng cao văn hóa của công chức.

Thứ ba, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng xử, thực hiện VHCS còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chưa có những lớp học bồi dưỡng chuyên sâu về giao tiếp - ứng xử, thái độ làm việc trong hoạt động hành chính cho đội ngũ công chức. Hoặc những nội dung liên quan đến văn hóa công sở mà công chức được học trong các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ còn quá sơ sài, nặng về lý thuyết, không gắn với thực hành, chưa sát với thực tiễn nên khó vận dụng; đồng thời tinh thần học hỏi về VHCS của công chức còn mang nặng tính đối phó, chưa tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng.

Thứ tư, cơ chế kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật đối với thực hiện

VHCS của công chức trong thực thi công vụ chưa cụ thể, chặt chẽ. Chưa có chương trình giám sát về thái độ phục vụ, quy tắc ứng xử của công chức khi giao tiếp với công dân, tổ chức; việc giám sát còn mang tính hình thức, chiếu lệ, tâm lý cả nể. Chưa có cơ chế thuận lợi để các tổ chức đoàn thể và nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với thái độ, ứng xử của công chức tại UBND quận Tây Hồ khi giao tiếp với nhân dân trong quá trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính.

Thứ năm, hạn chế trong văn hóa ứng xử của công chức còn do những

nguyên nhân từ phía công dân như: công dân đòi hỏi quyền lợi mà không gắn với việc thực hiện các nghĩa vụ tương đương, ứng xử với công chức thiếu lịch sự, ngôn từ không có tính chuẩn mực, thái độ nóng nảy, quát tháo, thậm chí chửi bới… tạo nên áp lực đối với công chức khiến họ có lúc dễ nóng giận, mất bình tĩnh.

Tiểu kết

trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng làm rõ công tác lãnh đạo, quản lý xây dựng VHCS của Uỷ ban. Là một CQHCNN, nên việc phối hợp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và ngược lại để thực hiện công việc là mối quan hệ không thể tách rời. Điều này cũng phản ánh tinh thần đoàn kết, việc ứng xử có văn minh hay không sẽ được bộc lộ rõ nhất ở sự phối hợp này.

Từ thực tế nghiên cứu, em đã đưa ra những mặt tốt và chưa tốt khi thực hiện VHCS tại UBND quận Tây Hồ để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể, khắc phục những tồn tại nhằm phát huy vai trò của VHCS đối với một cơ quan nhà nước góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện một cách bền vững nhất.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ 3.1. Cơ chế, chính sách, ban hành văn bản

Có thể thấy, khi Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành, gồm 03 chương, 16 điều, quy định chi tiết các nội dung, phạm vi, đối tượng và nguyên tắc thực hiện VHCS. Theo đó, mỗi cơ quan, đơn vị thực hiện Quy chế văn hóa công sở với mục đích bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động công vụ, xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ nề nếp cho đến tác phong làm việc và thái độ tiếp cận của đội ngũ CBCCVC đều có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Môi trường làm việc, thái độ phục vụ, cách thức giao tiếp ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tạo nên bầu không khí bình đẳng, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan hành chính với công dân, tạo nên nét đẹp văn hóa của một nền hành chính văn minh hiện đại.

Từ khi Quyết định 129 được triển khai đến nay, các cơ quan hành chính đều đạt được kết quả khá toàn diện, có sự chuyển biến tích cực. Nhìn chung đã thể hiện được những nét tinh hoa trong văn hóa giao tiếp của dân tộc và bước đầu tiệm cận với xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, để VHCS thực sự được thực hiện triệt để hơn đối với mỗi cơ quan đơn vị, nhất là đối với UBND quận Tây Hồ, cần phải xây dựng cho mình những Quy chế văn hóa công sở riêng, phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị mình, Quy chế này phải có tính khả thi cao, có tiêu chí và biện pháp đảm bảo thực hiện để mọi người phấn đấu, thưởng phạt công khai những người làm tốt và chưa tốt.

Bên cạnh những nỗ lực vì một môi trường làm việc lành mạnh, hiệu quả thì

vẫn còn một số điểm còn hạn chế trong VHCS tại UBND quận Tây Hồ hiện nay như: đi họp muộn, nói chuyện riêng trong buổi hợp, vẫn còn tình trạng một số viên chức có cách ứng xử chưa được nhã nhặn với khách và đồng nghiệp, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp… Để hạn chế những biểu hiện trên, trong thời gian tới, UBND quận Tây Hồ cần đẩy mạnh tuyên truyền về VHCS như tổ chức các buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, các cuộc thi liên quan đến vấn đề VHCS. Luôn nâng cao tinh thần thực hiện quy tắc đạo đức của người phục vụ dân. Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” […] gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” […].

3.3. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo

Quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo, định hướng của công cuộc cải cách hành chính tới từng cán bộ, công chức, đó là “Xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa” và thể hiện ý chí quyết tâm cao trong công việc triển khai thực hiện. Điều này thể hiện ở sự thống nhất từ tư tưởng đến hành động cụ thể, ở tính chất chỉ đạo đồng bộ, sâu rộng, quyết liệt trong triển khai các biện pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở các công sở cũng như tại UBND quận Tây Hồ.

3.4. Kiểm soát quy trình giải quyết công việc

UBND quận Tây Hồ cần rà soát và xây dựng quy chế làm việc, quy trình

giải quyết công việc chuẩn mực, khoa học và thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để nội quy, quy chế đã được đề ra; xây dựng kênh thông tin công khai, minh bạch; áp dụng các phong cách quản lý dân chủ. UBND quận Tây Hồ nên dựa

vào đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ của cơ quan mình mà đề ra những khẩu hiệu, triết lý hành động, chuẩn mực văn hóa riêng. Điều này góp phần xây dựng một nền văn hóa truyền thống, tạo nên những giá trị riêng, những nét riêng của cơ quan trên cơ sở chuẩn mực chung và văn hóa truyền thống dân tộc.

3.5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về văn hóa công sở

Hiện nay các cơ quan hành chính nói chung và UBND quận Tây Hồ nói riêng cần nghiên cứu đưa nội dung VHCS vào chương trình giảng dạy dưới hai hình thức:

- Bổ sung thêm chuyên đề liên quan đến nhận thức chung về VHCS trong các chương trình bồi dưỡng chung cho cán bộ, công chức (chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, tiền công vụ…)

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về các kỹ năng thực hành VHCS như: kỹ năng giao tiếp, nghi thức nhà nước; kỹ năng xây dựng văn bản mẫu; kỹ năng thiết kế quy trình làm việc khoa học; phong cách và kỹ năng lãnh đạo quản lý.

Tiểu kết

Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao VHCS trong các CQHCNN, trong

đó có UBND quận Tây Hồ là hết sức cần thiết và cấp bách, xuất phát từ thực trạng VHCS trong thời gian qua.

Việc nâng cao VHCS của đội ngũ công chức tại UBND quận Tây Hồ vừa xuất phát từ những yêu cầu nội tại, vừa xuất phát từ những yêu cầu mang tính khách quan của xu thế thời đại.

Để đảm bảo nâng cao văn hóa ứng xử, văn hóa làm việc trong cơ quan, cần đảm bảo tính định hướng chung nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính và trên cơ sở các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ nói chung, xây dựng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng. Đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả các giải pháp như nâng cao nhận thức của công chức về VHCS; xây dựng và ban hành quy chế ứng xử của công chức; phát huy vai trò nêu gương của lãnh đạo, quản lý; tuyên truyền, phổ biến VHCS trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức và trong quần chúng nhân dân; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật và quy chế ứng xử của công chức.

KẾT LUẬN

Vận dụng và nâng cao văn hóa ứng xử trong quá trình thực hiện các công vụ, nhiệm vụ nhà nước là một nội dung quan trọng trong đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp chuyên môn. Do vậy, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn văn hóa ứng xử của công chức mang tính cần thiết và có ý nghĩa, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay của nền công vụ Việt Nam, gắn với quá trình cải cách hành chính công.

Văn hóa ứng xử và làm việc của công chức chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: chính trị, luật pháp, kinh tế, xã hội, văn hóa chung, tâm lý của chủ thể và đối tượng giao tiếp. Do đó, trên thực tế, việc thực hiện VHCS trong các CQHCNN, trong đó có UBND quận Tây Hồ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, bên cạnh một số kết quả tích cực đạt được. Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Thực trạng làm việc của nhân viên tại UBND quận Tây Hồ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w