Bảng 3.2. Lý do đưa trẻ tới khám
Lý do đến khám Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Biếng ăn 50 41,7
Nôn trớ 8 6,7
Chậm lên cân 81 67,5
Chậm phát triển chiều cao 45 37,5 Quấy khóc, ít ngủ 35 29,2 Tóc rụng 10 8,3 Ra mồ hôi trộm 44 36,7 Chậm vận động 5 4,2 Chậm mọc răng 7 5,8 Iả chảy 2 1,7 Phân sống 8 6,7 Táo bón 16 13,3 Ho/sốt 7 5,8 Thừa cân/béo phì 1 0,8 Kiểm tra sức khỏe 17 14,2
Nhận xét: Trong các lý do chính đưa trẻ đến khám chiếm tỷ lệ cao nhất là
chậm lên cân với 67%, tiếp đến là biếng ăn (41,7%), chậm phát triển chiều cao (37,5%), ra mồ hôi trộm (36,7%), quấy khóc, ít ngủ (29,2%), kiểm tra sức khỏe (14,2%), táo bón (13,3%). Các lý do còn lại chiếm tỷ lệ không cao (< 10%), trong đó thấp nhất là thừa cân/béo phì với tỷ lệ 0,8%.
Bảng 3.3. Các bệnh liên quan đến dinh dưỡng đã được chẩn đoán
Nhận xét: Chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
đến khám là hội chứng biếng ăn với 29,2%, tiếp đến là còi xương với 25,0%, thiếu máu 11,7%, táo bón 6,7%. Các bệnh khác như tiêu chảy 0,8%, nôn trớ 3,3%, nhiễm khuẩn hô hấp cấp 3,3% chiếm tỷ lệ thấp.
Chẩn đoán bệnh Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Còi xương 30 25,0%
Thừa cân, béo phì 2 1,7%
Thiếu máu 14 11,7%
Táo bón 8 6,7%
Tiêu chảy 1 0,8%
Nôn trớ 4 3,3%
Hội chứng biếng ăn 35 29,2% Nhiễm khuẩn hô hấp cấp 4 3,3%
Chương 4
BÀN LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành tại phòng khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em Viện Dinh Dưỡng Quốc gia nên đối tượng tham gia nghiên cứu có thể phân bố ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tìm hiểu tình hình một số bệnh thường gặp của trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại Viện Dinh Dưỡng Quốc gia năm 2018. Ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, tình trạng dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe và tầm vóc sau này. Tình hình một số bệnh thường gặp và yếu tố dinh dưỡng có tác động qua lại lẫn nhau. Yếu tố này là nguyên nhân và hậu quả của yếu tố kia. Vì vậy, bên cạnh đánh giá tình trạng dinh dưỡng, nghiên cứu tình hình một số bệnh thường gặp là rất cần thiết.