Các can thiệp và xử trí trong mổ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ của DUNG DỊCH ALBUMIN 20% TRONG gây mê hồi sức mổ lấy THAI ở BỆNH NHÂN TIỀN sản GIẬT NẶNG tại BỆNH VIỆN PHỤ sản hà nội (Trang 33 - 36)

* Tác động trên huyết động và xử trí theo Aya (2003) [50]:

- Tần số tim của bệnh nhân TSG và huyết áp động mạch không xâm lấn được theo dõi liên tục bằng monitor gây mê hồi sức: 1 phút/lần trong 10 phút

đầu tiên, sau đó 2 phút/lần trong 20 phút tiếp theo và 5 phút/lần cho đến hết cuộc mổ.

- Tụt huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp giảm ≥ 30% so với mức huyết áp nền của bệnh nhân. Xử trí: tiêm tĩnh mạch 5 mg ephedrin, có thể tiêm nhắc lại nhiều lần nhưng liều tối đa không nên quá 20 mg (tránh nguy cơ toan hóa máu ở thai nhi).

- Huyết áp tăng cao khi HA tâm thu ≥ 180 mmHg hoặc HA trung bình ≥ 140 mmHg. Xử trí: tiêm tĩnh mạch 0,5 – 1 mg nicardipin sau đó duy trì bơm tiêm điện 1 – 3 mg nicardipin (điều chỉnh tốc độ theo huyết áp của bệnh nhân).

- Tần số tim chậm khi: giảm ≥ 20% so với tần số tim nền của bệnh nhân. Xử trí: nếu tần số tim chậm phối hợp với tụt huyết áp: tiêm 5 mg ephedrin tĩnh mạch, nếu không đáp ứng, tiêm tĩnh mạch 0,5 mg atropin sulphat.

- Tần số tim nhanh: khi tăng ≥ 20% so với mức mạch nền của bệnh nhân. Xử trí: phải tìm các nguyên nhân gây mạch nhanh và điều trị theo nguyên nhân.

* Đánh giá tác động trên hô hẩp và xử trí:

- Tần số thở: được theo dõi liên tục trên monitor gây mê hồi sức, máy tự động báo tần số thở của bệnh nhân/phút và được ghi lại các giá trị tại các thời điểm trong mổ và sau mổ như đối với huyết động.

- Bão hòa oxy mạch nẩy (SpO2) được đo liên tục trước mổ, trong và sau mổ tại các thời điểm nghiên cứu như đối với huyết động.

Mức độ ức chế hô hấp: Chia 4 mức độ theo Samuel Ko [51] [52]:

- Độ 0: thở đều bình thường, tần số thở > 10 lần/phút.

- Độ 1: thở ngáy, tần số thở > 10 lần/phút.

- Độ 2: thở không đều, tắc nghẽn, co kéo hoặc tần số thở < 10 lần/phút.

Ức chế hô hấp độ 2, độ 3 cần phải xử trí: nhắc bệnh nhân thở, hô hấp hỗ trợ, cung cấp oxy 100%, dùng thuốc đối kháng morphin (naloxon tiêm tĩnh mạch từng liều nhỏ 40 µg đến khi có tác dụng), nếu không cải thiện cần đặt nội khí quản và thở máy, đặc biệt khi thở chậm không đáp ứng với naloxone [22].

* Chỉ số Apgar:

Đánh giá sơ sinh dựa vào chỉ số Apgar phút thứ nhất và phút thứ 5 sau khi lấy thai và các thông số khí máu động mạch rốn.

0 điểm 1 điểm 2 điểm Nhịp tim 0 < 100 l/phút > 100 lần /phút Hô hấp Không khóc Khóc yếu Khóc to Màu sắc da Trắng Tím Hồng hào Trương lực cơ Nhẽo Giảm nhẹ Bình thường Phản xạ Không Chậm Đáp ứng tốt Tổng số điểm: < 4: ngạt nặng. 4 – 5: ngạt trung bình 6 – 7: ngạt nhẹ. > 7: bình thường.

* THANG ĐIỂM SOFA

Cơ quan Chỉ số đại diện 1 2 3 4 Hô hấp P/F Thở máy <400 không <300 không <200 Có <100 Có Đông máu Tiểu cầu <150 <100 <50 <20 Gan Bilirublin 20-32 33-101 102-204 >204 Huyết động Huyết áp (mmHg) DopahoặcDobutamin (µ/ kg/ phút)

Nor hoặc adrenalin (µ/ kg/ phút) ≤70 không không ≤5 không >5 ≤0.1 >15 ≥0.1 Thần kinh Glasgow 13-14 10-12 6-9 <6 Thận Creatinin (mmol/lít) 110-170 171-299 300440 >440

Nước tiểu (ml/ngày) <500 <200

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ của DUNG DỊCH ALBUMIN 20% TRONG gây mê hồi sức mổ lấy THAI ở BỆNH NHÂN TIỀN sản GIẬT NẶNG tại BỆNH VIỆN PHỤ sản hà nội (Trang 33 - 36)