Về mối tương quan giữa nồng độ transferrin receptor hòa tan với các chỉ số còn lạ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu VAI TRÒ của TRANSFERRIN RECEPTOR hòa TAN TRÊN BỆNH NHÂN THIẾU máu tại TRUNG tâm HUYẾT học TRUYỀN máu, BỆNH VIỆN BẠCH MAI năm 2018 (Trang 31 - 33)

tan với các chỉ số còn lại

Ở nhóm thiếu máu thiếu sắt

Ở bảng 3.7, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự tương quan thuận tương đối chặt chẽ giữa: Tf và sTfR là r = 0,655; sTfR và UIBC là r = 0,578; sTfR và TIBC là r = 0,571. Các mối tương quan trên được thể hiện rõ qua biểu đồ 3.5, 3.7 và biểu đồ 3.8.

Khi TMTS, sắt huyết thanh giảm, từ đó lượng sắt gắn với transferrin giảm theo. Mặt khác, khi bắt đầu có xu hướng thiếu sắt thì sTfR đã tăng cao. Bên cạnh đó, cơ thể đã phản ứng bằng cách tăng tổng hợp transferrin ở gan làm cho TIBC và UIBC tăng lên. Điều này cho thấy sự tương quan tương đối chặt chẽ giữa sTfR và Tf, UIBC, TIBC.

Cũng trong bảng 3.7 cho thấy có sự tương quan nghịch ở mức trung bình giữa: sTfR và sắt là r =-0,323; ferritin và sTfR là r = -0,470; TfS và sTfR là r = -0,452. Mối tương quan không chặt chẽ này phần nào giải thích bởi sự chênh lệch về tốc độ thay đổi của các chỉ số nêu trên. Khi bệnh nhân có chiều hướng thiếu sắt thì Tf và sTfR có xu hướng tăng trước, tiếp đó là UIBC và TIBC tăng, điều này phản ánh nhu cầu sắt tăng của cơ thể. Trong khi đó ferritin có xu hướng giảm ở thời điểm muộn hơn, khi mà tình trạng thiếu sắt thực sự ảnh hưởng đến kho dự trữ của cơ thể. Do đó, các chỉ số chênh lệch, hoặc có mối tương quan không chặt chẽ tại 1 thời điểm làm xét nghiệm. Do nghiên cứu không tiến hành theo dõi các chỉ số xét nghiệm của bệnh nhân mà chỉ làm 1 thời điểm nên có sự không chặt chẽ về biến thiên.

Ở nhóm suy tủy xương

Ở bảng 3.8 cho thấy có sự tương quan nghịch tương đối chặt chẽ giữa: sắt và sTfR là r =-0,513; ferritin và sTfR là r=-0,573; sTfR và TfS là r= -0,562. Bên cạnh đó có sự tương quan thuận tương đối chặt chẽ giữa sTfR và UIBC là r =0,530.

Nhóm STX có tình trạng thiếu máu nhưng do lượng tế bào trong tủy thấp và HCL thấp nên nồng độ sTfR không tăng. Mặt khác ferritin tăng cao do tủy xương không sự dụng lại hết lượng sắt tái tuần hoàn từ nguồn hồng cầu già bị phân hủy để tổng hợp HC vì thế gây tích lũy sắt trong cơ thể. Có sự tích lũy sắt trong cơ thể dẫn đến sắt gắn trên phân tử transferrin tăng làm cho TfS tăng. Vì thế, giữa sTfR với sắt, ferritin và TfS có mối tương quan nghịch tương đối chặt chẽ được thể hiện ở biểu đồ 3.9, 3.10 và 3.11.

Khi sắt vận chuyển và sắt dự trữ tăng làm cơ thể giảm tổng hợp transferrin ở gan dẫn đến transferrin huyết thanh giảm làm TIBC và UIBC cũng giảm theo. Hơn nữa transferrin receptor trên màng tế bào cũng vì thế bị

giảm hoạt hóa làm nồng độ TfR huyết thanh giảm [12]. Điều này giải thích cho mối tương quan thuận tương đối chặt chẽ giữa sTfR và UIBC được thể hiện ở biểu đồ 3.12.

Ở nhóm thalassemia

Ở bảng 3.9 cho thấy không có mối tương quan nào giữa sTfR với các chỉ số còn lại. Trên thế giới chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối tương quan giữa sTfR với các chỉ số khác trên nhóm bệnh này. Theo chúng tôi có thể do số lượng nghiên cứu chưa đủ lớn cộng với chênh lệch về tốc độ thay đổi của các chỉ số đó nên không có mối tương quan nào giữa sTfR với các chỉ số còn lại ở nhóm thalassemia.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu VAI TRÒ của TRANSFERRIN RECEPTOR hòa TAN TRÊN BỆNH NHÂN THIẾU máu tại TRUNG tâm HUYẾT học TRUYỀN máu, BỆNH VIỆN BẠCH MAI năm 2018 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w