Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về dính buồng tử cung.
Năm 1971, nghiên cứu của Musset chỉ ra dính buồng tử cung gặp khá nhiều ở các bệnh nhân có nạo sau đẻ lên tới 40%, tỉ lệ đang tăng lên ở những
bệnh nhân sau nạo sảy phá thai (55% tăng lên 80%), do sự nhạy cảm của niêm mạc tử cung sau thai nghén dẫn tới tỉ lệ dính cao nếu có can thiệp. [20]
Trong nghiên cứu của Valle Rafael, trên các phim chụp tử cung- vòi trứng, tỉ lệ dính buông tử cung là 1,5% ở các bệnh nhân vô sinh, 5 % ở các bệnh nhân sẩy thai liên tiếp và 39% ở các bệnh nhân sau nạo phá thai [18]
Tỉ lệ dính buồng tử cung trên phim chụp tử cung- vòi trứng ở bệnh nhân vô sinh cũng là 1,5% theo quan sát của Dmowski và Greenblatt [21] và cũng là 5% ở các bệnh nhân sảy thai liên tiếp theo quan sát của Rabau và David [22]
Poujade và cộng sự năm 2011 tìm hiểu về nguy cơ dính buồng tử cung sau khâ nén buồn tử cung điều trị chảy máu sau đẻ. Họ thấy có 26,7% phụ nữ có dính buồng tử cung sau thủ thuật này [9]
Nghiên cứu về tỉ lệ thành công của phẫu thuật nội soi buồng tử cung cắt dính điều trị hội chứng Asherman trên 638 bệnh nhân và tỉ lệ tái phát của những bệnh nhân này, Hastede và cộng sự năm 2015 nhận thấy có 58,2% dính buồng tử cung sau đình chỉ tai 3 tháng đầu, 38,1% do chảy máu sau đẻ, 95% gỡ dính thành công qua soi buồng tử cung sau 1-3 lần và tỉ lệ tái phát là 27,3% [15].
Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Duy Ánh thực hiện nghiên cứu trong 2 năm 1990- 1992 trên 74 bệnh nhân dính buồng tử cung đã nhận thấy rằng có tới 90,5% bệnh nhân dính buồng tử cung sau can thiệp ở buồng tử cung sau và ngoài thời kì mang thai, chỉ có 7 bệnh nhân (9,5%) dính buồng tử cung do lao và các nguyên nhân khác [1].
Theo tác giả Đặng Thị Minh Nguyệt (2006), tỉ lệ dính buồng tử cung ở bệnh nhân vô sinh tương đối cao, lên tới 21,1% [23]. Tỉ lệ này theo nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hồng Thiện (2009) là 15%.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Mỹ Dung (2016) hồi cứu trên 392 bệnh an điều trị dính buồng tử cung bằng phương pháp soi buồng gỡ dính chỉ
ra tỉ lệ gỡ dính được bằng nong và nạo buồng tử cung chỉ là 10,7%, gỡ dính được bằng optic chiếm 21,2% và 65,6% case phẫu thuật phải gỡ dính bằng dụng cụ nội soi phẫu thuật [24].
Chương 2