Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện yên lập, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)

- Sự lãnh đạo của cấp ủy; sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền và công tác tham mưu của cơ quan QLGD địa phương là nhân tố manh tính quyết định, tác động trực tiếp đến phát triển đội ngũ CBQL. Công tác cán bộ, trong đó có công tác xây dựng và phát triển đội ngũ là trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên trong Điều lệ Đảng quy định. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục của địa phương có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu hay không đều phụ thuộc vào ý thức chủ quan, vào năng lực lãnh đạo của cấp ủy; sự quản lí chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của cơ quan QLGD ở địa phương.

- Với cơ chế phân cấp quản lý, các thành viên trong các cơ sở giáo dục phải có quyền hạn cao hơn trong việc lựa chọn người CBQL của mình, đồng thời đòi hỏi đội ngũ CBQL các cơ sở GD&ĐT, các nhà trường phải có trách nhiệm lớn hơn đối với công việc quản lý nhà trường. Yêu cầu về tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức, năng lực thực hiện nhiệm vụ cũng cao hơn nhất là năng lực quản lý tài chính, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên. Điều đó có tác động rất lớn đến công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường học nói chung và trường mầm non nói riêng, làm thay đổi nhận thức, cách làm đã tồn tại nhiều năm trước đây về việc tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng đội ngũ CBQL các trường học.

- Sự phân cấp QLNN về công tác giáo dục; nội dung chương trình, phương pháp giáo dục; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên cũng là yếu tố quan trọng tác động đến việc quản lí đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL mầm non học nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 1

Giáo dục và đạo tạo ngày nay luôn đặt trong sự phát triển và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Do đó phát triển đội ngũ CBQL trường học nói chung và đội ngũ CBQL trường mầm non nói riêng là một yêu cầu rất quan trọng và mang tính tất yếu.

Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các trường mầm non, luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của bậc học mầm non đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn trường mầm non. Chức năng, nhiệm vụ của người CBQL trường học, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người CBQL trường học trong giai đoạn hiện nay. Bằng những lập luận logic có hệ thống, chương 1 đã đưa ra được những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non nói chung.

Từ những cơ sở lý luận của đề tài tôi tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường mầm non của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ở chương 2.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Phú Thọ (2012), Quyết định số 747/QĐ-TU, ngày 02/7/2012 ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, từ chức, miễn nhiệm, thôi giữ chức, luân chuyển các chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương, thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc ở các cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã; Quyết định số 2518-QĐ/TU ngày 24 tháng 4 năm 2015 về việc

điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 747.

2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009).Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục.

3. Đặng Quốc Bảo (1998), Quản lý giáo dục tiếp cận một số vấn đề lý luận từ lời khuyên và góc nhìn thực tiễn. Nxb giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT (2005), Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT; Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.

5. Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư 17/2011/TT-BGDĐT Ban hànhQuy định chuẩn Hiệu trưởng.

6. Bộ GD&ĐT (2015), Điều lệ trường mầm non.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2015), TT số 06/2015/TTLT – BGDĐT-BNV; Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức

số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định 115/2010/NĐ- CP ngày 24/12/2010 quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục.

10. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCHTW khoá VIII. Nxb sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ III BCHTW khoá VIII. Nxb sự thật, Hà Nội

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ 6 BCHTW khoá IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. (chinhphu.vn).

16. Phạm Minh Hạc (1984), Tâm lý học giáo dục.Nxb giáo dục, Hà Nội. 17. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục.

Nxb giáo dục, Hà Nội.

18. Đặng Xuân Hải (2015), Quản lí sự thay đổi trong giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Trọng Hậu (2013), Quản lí nguồn nhân lực trong giáo dục.Tập bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành QLGD.

20. Đặng Bá Lãm (1998), Các quan điểm phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH ở nước ta. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2013), Quản lí hệthống giáo dục quốc dân, tập

bài giảng cho lớp cao học quản lí giáo dục.

22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Hồ Chí Minh (1974), Về vấn đề cán bộ. Nxb Sự thật, Hà Nội.

24. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng -Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

25. Quốc hội nƣớc CHXHXN Việt Nam (2010), Luật viên chức. NxbLao Động.

26. Quốc hội nƣớc CHXHXN Việt Nam (2009), Luật giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Thủ tƣớng Chính phủ (2003), Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.

28. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của thủ tướng Chính phủ).

29. UBND huyện Yên Lập (2013-2016), Báo cáo Tổng kết các năm học 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện yên lập, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)

w