Lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 36)

1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong nhà trường THCS

Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Đảng và Nhà nƣớc về việc đảm bảo chất lƣợng GD ở trƣờng mình. Tuy có các phó Hiệu trƣởng giúp việc và liên đới chịu trách nhiệm, nhƣng Hiệu trƣởng phải giữ vai trò thủ trƣởng, thƣờng xuyên

nắm thông tin và có những quyết định kịp thời không để những hiện tƣợng thiếu trách nhiệm, phản sƣ phạm xảy ra hoặc tiếp diễn làm tổn hại đến chất lƣợng GD thế hệ trẻ. Để đảm bảo trách nhiệm này, cần khẳng định cho Hiệu trƣởng quyền đề bạt và đề nghị thay thế các phó Hiệu trƣởng, quyền đề nghị đình chỉ công tác và thay thế các GV, nhân viên không còn đủ các phẩm chất, năng lực làm công tác GD.

Ngƣời Hiệu trƣởng phải là nhà giáo hết lòng yêu mến trẻ, sẵn sàng cống hiến trí tuệ và sức lực của mình cho việc đào tạo thế hệ trẻ của địa phƣơng thành những ngƣời kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Ngƣời Hiệu trƣởng phải xây dựng mối quan hệ tốt với địa phƣơng, trên cơ sở đó làm công tác vận động toàn xã hội tham gia sự nghiệp GD. Một trong những phƣơng tiện quan trọng để làm công việc này là bản thân ngƣời Hiệu trƣởng tham gia vào công tác của địa phƣơng. Hoạt động xã hội của Hiệu trƣởng còn có ý nghĩa GD tính tích cực xã hội cho HS rất nhiều. Hiệu trƣởng cần động viên các thành viên của tập thể tham gia vào đời sống xã hội.

Nói chung, những ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng, nhất là ở nông thôn thƣờng đƣợc mọi ngƣời biết đến nhƣ là những diễn giả, những cán bộ tuyên truyền, những thành viên tích cực của các tổ chức xã hội khác nhau. Nhờ đó, họ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tác GD toàn diện đối với thế hệ trẻ.

Ngƣời Hiệu trƣởng là ngƣời lãnh đạo cấp cơ sở trong sự nghiệp GD, và càng ở cấp cơ sở thì chức năng tổ chức thực hiện càng phong phú. Hoạt động tổ chức về cơ bản là hoạt động với con ngƣời. Trong hoạt động với con ngƣời, những Hiệu trƣởng giỏi thƣờng có những đặc điểm sau đây: Có đầu óc tổ chức, có sự đồng cảm hay sự nhạy cảm về tổ chức, có sự khéo léo đối xử, có khả năng cảm hóa con ngƣời.

1.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường THCS

Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trƣờng;

Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trƣờng đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền;

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định;

QL GV, nhân viên; QL chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra,

đánh giá xếp loại GV, nhân viên; thực hiện công tác khen thƣởng, kỉ luật đối với GV, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng GV, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động GV, nhân viên theo quy định của Nhà nƣớc;

QL HS và các hoạt động của HS do nhà trƣờng tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại HS, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho HS tiểu học (nếu có) của trƣờng phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thƣởng, kỷ luật HS;

QL tài chính, tài sản của nhà trƣờng; Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với GV, nhân viên, HS; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng; thực hiện công tác xã hội hoá GD của nhà trƣờng;

Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trƣờng;

Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

1.4.3. Nội dung QL công tác CNL của hiệu trưởng trường THCS

1.4.3.1. QL đội ngũ GVCNL QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GV CHỦ NHIỆM LỚP Bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ - Học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ - Nghiên cứu khoa học - Đi tìm hiểu thực tế - Tự bồi dƣỡng thƣờng xuyên

1.4.3.2. Quản lý các hoạt động của GVCNL

- Tìm hiểu, nắm vững tình hình/môi trƣờng lớp học: Hiệu trƣởng phổ biến yêu cầu, hƣớng dẫn GVCNL nắm vững đối tƣợng HS lớp mình phụ trách, lập hồ sơ chủ nhiệm và hồ sơ HS chính xác hơn, đồng thời đánh giá HS đƣợc khách quan hơn, kiểm tra kết quả thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: Hiệu trƣởng hƣớng dẫn GVCNL lập rồi phê duyệt kế hoạch, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch.

- Xây dựng và phát triển tập thể HS theo hƣớng phát triển toàn diện, thân thiện, tích cực: Hiệu trƣởng hƣớng dẫn GVCNL xây dựng kế hoạch với mục tiêu, biện pháp phù hợp đặc điểm tình hình của lớp chủ nhiệm và tổ chức kiểm tra, đôn đốc thƣờng xuyên.

- Tổ chức thực hiện các nội dung GD toàn diện: Hiệu trƣởng hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch, kiểm tra thƣờng xuyên nội dung, cách thức, hiệu quả thực hiện và đôn đốc uốn nắn trực tiếp, tại chỗ.

- Phối hợp với các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng: Hiệu trƣởng hƣớng dẫn, tạo điều kiện, kiểm tra kết quả thực hiện của GVCNL.

- Đánh giá kết quả GD HS: Hiệu trƣởng hƣớng dẫn, tập huấn việc vận dụng các qui định đánh giá, tổ chức đánh giá, kiểm tra và duyệt kết quả đánh giá HS của GVCNL.

- Ứng dụng tin học vào việc thực hiện nhiệm vụ: Hiệu trƣởng tổ chức đánh giá, kiểm tra khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong QL lớp của GVCNL.

1.4.3.3. Quản lý về các điều kiện phục vụ công tác GVCNL

Ngày nay, GD đổi mới theo hƣớng sử dụng nhiều giáo cụ trực quan để phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học. Cũng vì lí do đó, nhà trƣờng cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật nhƣ: trang bị các tài liệu về công tác CNL, các văn bản của Bộ GD&ĐT, các văn bản của các cấp có liên quan đến việc chăm sóc, GD trẻ em, GD tuổi vị thành niên,…; trang bị máy tính, kết nối mạng Internet, phòng học, địa điểm sinh hoạt tập thể, địa điểm tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trang thiết bị phục vụ học tập và hoạt động đạt đƣợc kết quả tốt nhất.

Dựa trên tinh thần học và tự học suốt đời, nhà trƣờng cần tạo cơ hội, điều kiện cho GVCNL đƣợc tham gia các lớp bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng, gặp gỡ giao lƣu với

các tổ chức, lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng, xây dựng quy chế phối kết hợp giữa GVCNL với các lực lƣợng; khuyến khích GVCNL có những ý tƣởng sáng tạo, những việc làm hay để thực hiện nhiệm vụ. Có thể nhân rộng các gƣơng điển hình có thành tích cao trong công tác CNL.

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác CNL, cụ thể:

a. Trong Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tƣ số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT đã quy định về nhiệm vụ của GVCNL và quy định về quyền của GVCNL (tại khoản 2, điều 31).

b. Theo Quy định chế độ làm việc đối với GV phổ thông ban hành kèm theo Thông tƣ số 28 /2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT cũng đã quy định nhiệm vụ của GVCNL lớp (điều 4):

- GVCNL tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức GD sát với đối tƣợng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng HS và của cả lớp;

- Ngƣời GVCNL cần phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, chủ động phối hợp với các GV bộ môn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và GD HS của lớp mình chủ nhiệm;

- Phải đƣa ra nhận xét, đánh giá xếp loại HS cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thƣởng và kỷ luật HS, đề nghị danh sách HS đƣợc lên lớp, danh sách HS phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ HS;

- Phải tham gia hƣớng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động GD và rèn luyện HS do nhà trƣờng tổ chức;

c. Tại Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT, ban hành kèm theo Thông tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT. Trong quy định này, chỉ những GV đạt xếp loại khá trở lên mới có thể đảm đƣơng đƣợc vai trò, nhiệm vụ của GVCNL.

d. Trong Quy định Chuẩn hiệu trƣởng trƣờng THCS, trƣờng THPT và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tƣ số 29/2009/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT. Theo đó, hiệu trƣởng phải QL tốt công tác CNL thì mới có thể đƣợc xếp loại khá trở lên.

Nhƣ vậy, thông qua các văn bản trên cho thấy Ngành GD rất quan tâm đến công tác CNL nhằm nâng cao chất lƣợng GD toàn diện cho HS trung học.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Đội ngũ GVCNL

Trong tình hình thực tế hiện nay, xét về mặt khách quan, đại đa số đội ngũ GV chủ nhiệm đều rất nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, có kinh nghiệm trong công tác CNL. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn một số GVCNL chƣa nhiệt huyết với công tác chủ nhiệm, thực sự gần gũi, lắng nghe, chia sẻ với HS. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại trƣờng hợp GV chủ nhiệm chƣa nắm chắc tâm sinh lý lứa tuổi HS, chƣa thƣờng xuyên cập nhật thông tin liên quan đến công tác GD, chƣa biết kết hợp nhuần nhuyễn với các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng để thực hiện tốt nhiệm vụ GD.

1.5.2.2. Học sinh

Thực tế cho thấy, trong các nhà trƣờng THCS vẫn còn hiện tƣợng một bộ phận HS chƣa có ý thức học tập, chƣa xác định đƣợc động cơ, thái độ học tập đúng đắn; chƣa cố gắng trong tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức; còn lƣời học, mải chơi, sa đà vào các trò chơi vô bổ, có một số hành vi chƣa đúng với chuẩn mực hành vi đƣợc quy định của ngƣời HS.

1.5.2.3. Tình hình địa phương

Phù Ninh là huyện thuần nông của tỉnh Phú Thọ nên chƣa thúc đẩy đƣợc kinh tế phát triển. Một số xã phía Bắc của huyện trình độ dân trí còn thấp, chƣa tạo điều kiện tốt nhất cho công tác GD. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận thanh thiếu niên có xu hƣớng chơi bời lêu lổng, không chí thú học tập, lao động.

Tiểu kết chƣơng 1

Nhƣ vậy, việc QL công tác chủ nhiệm ở trƣờng THCS là một vấn đề quan trọng và bức thiết trong việc GD toàn diện cho HS. Khi nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của công tác CNL và công tác QL của Ban giám hiệu, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề QL, công tác CNL, QL công tác CNL, biện pháp QL công tác CNL và các văn bản chỉ đạo của Nhà nƣớc, Bộ GD&ĐT về vấn đề công tác CNL. Trong đó, các biện pháp QL công tác CNL là sự biểu hiện cụ thể của việc thực hiện các chức năng QL nhƣ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá nhằm mục đích xây dựng phát triển đội ngũ GVCNL lớp và nâng cao năng lực của đội ngũ này. Đây chính là cơ sở cho việc định hƣớng nghiên cứu thực trạng công tác CNL, thực trạng QL công tác CNL ở các trƣờng THCS huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ nói riêng để từ đó đề xuất một số biện pháp QL cần thiết nhằm nâng cao chất lƣợng công tác CNL cho đội ngũ GVCNL góp phần nâng cao chất lƣợng GD toàn diện HS trong nhà trƣờng.

Nhƣ vậy, nâng cao chất lƣợng công tác CNL cho GV là yêu cầu thiết thực, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD và đào tạo. Để thực hiện nhiệm vụ này các biện pháp QL của Hiệu trƣởng là vô cùng quan trọng, bằng các biện pháp QL phù hợp, linh hoạt, thiết thực ngƣời Hiệu trƣởng sẽ tạo dựng nhƣ năng lực chủ nhiệm đƣợc một đội ngũ GVCNL nhiệt tình, trách nhiệm với khả năng chuyên môn cũng hoàn toàn đáp ứng đƣợc với yêu cầu GD toàn diện HS góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban khoa giáo Trung ƣơng (2002), Giáo dục và Đào tạo trong thời kì đổi

mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới

tương lai, vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2004), Những vấn đề cơ bản về QL giáo dục, Nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ GD và Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo đến

năm 2020, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ

thông và trường phổ thông có nhiều cấp học số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011, Hà Nội.

6. Bôn - đƣ - rép N.I (1984), Phương pháp công tác chủ nhiệm lớp, Nhà xuất

bản Giáo dục Matxcơva.

7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học QL, Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.

8. Phạm Khắc Chƣơng (2004), Lý luận QL GDđại cương-Đại học sƣ phạm Hà Nội.

9. Đặng Xuân Hải (2014), Nhà trường hiệu quả trong bối cảnh thực hiện đổi

mới Giáo dục hiện nay, Tạp chí Khoa học Đại học mở Hà Nội số 3 tháng 2 năm

2014.

10. Trần Kiểm (2002), Dân chủ về giáo dục - cơ sở của xã hội hoá giáo dục,

Tạp chí thông tin khoa học giáo dục số 93, viện Khoa học giáo dục.

11. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học QL giáo dục. Nhà

xuất bản Đại học Sƣ phạm.

12. Trần Kiểm- Bùi Minh Hiền (2006), GD Quản lí và Lãnh đạo nhà trƣờng,

trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

13. Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức (tái bản lần thứ ba, 2015), Giáo trình

đại cương khoa học quản lí và quản lí giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.

14. Đặng Bá Lãm (2005), QL Nhà nước về giáo dục. Lý luận và thực tiễn,

15. Luật giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

16. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

17. Hà Thế Ngữ (2001), GD học, Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, Nhà

xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

18. Nhiều tác giả (2007) Những vấn đề giáo hiện nay, quan điểm và giải

pháp, Nhà xuất bản tri thức, Hà Nội.

19. Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ (2000), Những tình

huống giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm lớp, Nhà xuất bản Đại học

Quốc Gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về QL giáo dục,

Nhà xuất bản Trƣờng cán bộ QL giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về QL giáo dục,

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w