1.4.3.1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ
- Lập quy hoạch nhân sự đội ngũ: Lập quy hoạch nhân sự là việc xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu của CBQL, giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ của trường. Đưa ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đủ các điều kiện để đổi mới căn bản, toàn diện theo chủ chương của Đảng và Nhà nước; đảm bảo tính kế thừa.
- Tham mưu với Phòng GD&ĐT, UBND huyện về đội ngũ: Tham mưu bổ sung đội ngũ đảm bảo đủ số lượng giáo viên, nhân viên; phải tuân thủ theo các nguyên tắc:
+ Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường.
+ Căn cứ vào tiêu chuẩn giáo viên, nhân viên theo quy định. + Dựa vào kết quả nghiên cứu thận trọng và toàn diện. - Phân công bố trí giáo viên:
Phân công bố trí giáo viên là quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng. Đó là việc phân công giáo viên phụ trách các lớp trong trường. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên. Ngược lại phân công bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Do vậy cần bố trí đúng người đúng việc, ưu tiên cho lớp 1- lớp đầu cấp, nền tảng của cấp học.
Để nâng cao chất lượng dạy học, cần thiết phải có bộ máy chuyên môn, bộ phận chân rết của nhà trường vận hành đồng bộ, thông suốt nhất quán, hiệu quả, cùng hướng tới mục tiêu chung.
Việc phân công, sắp xếp bộ máy đòi hỏi thể hiện tính dân chủ và tinh thần trách nhiệm cao. Khi phân công bố trí cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Tuân thủ định mức lao động của nhà nước quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của giáo viên.
+ Đảm bảo tính kế thừa để ổn định lâu dài. - Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao, hoàn thiện nhân cách của giáo viên. Đó là việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của đội ngũ. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong trường tiểu học, hiệu trưởng nhà trường cần đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
1.4.3.2. Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong tổ chức các hoạt động giáo dục Hiệu trưởng là người tổ chức tốt các hoạt động dạy và học trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Người hiệu trưởng phải nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù của hoạt động dạy học để có những giải pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường.
Quản lý hoạt động dạy - học là nhiệm vụ trọng tâm của người hiệu trưởng. Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy học người hiệu trưởng phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động dạy học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày cao của xã hội.
- Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của hoạt động dạy học hiệu trưởng trường tiểu học cần phải nâng cao chất lượng trong công tác quản lý với các nhiệm vụ:
+ Gắn hoạt động dạy học với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; + Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó quan trọng nhất là tạo động lực và kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên.
+ Kết hợp phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên trong tập thể với sự quản lý, thống nhất của đội ngũ CBQL nhà trường.
+ Xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tính tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực của lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
- Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với điều kiện và tình hình thức tế gắn với nội dung bài học và nội dung chủ đề các ngày lễ lớn trong năm mang lại tinh thần đoàn kết; rèn luyện các kĩ năng, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của người học.
1.4.3.3. Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý nâng cao chất lượng giáo dục
- Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục đích: Chất lượng trong giáo dục có thể hiểu thông qua 2 khía cạnh:
+ Tuân theo các chuẩn quy định đối với giáo dục; + Đạt được các mục tiêu đề ra cho quá trình giáo dục.
- Quản lý chất lượng ởmôṭnhàtrường chính là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và cóhệ thống được tiến hành đểbảo đảm c hất lương ̣ giáo dục của nhà trường và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng sản phẩm giáo dục của nhàtrường sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng (tuân thủ các tiêu chuẩn và thủ tục, quy trình). Quản lý chất lượng tuân thủ quy trình, thủ tục, gắn với các tiêu chuẩn, tiêu chí.
Trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc quản lý chất lượng giáo dục cần tuân theo các bước:
+ Lập kế hoạch chất lượng cho các hoạt động của nhà trường + Xây dựng các tiêu chuẩn/tiêu chí cho mọi hoạt động
+ Xác định các quy trình, thủ tục cần thực hiện + Giám sát việc thực hiện kế hoạch chất lượng + Tham gia kiểm đinh chất lượng
+ Đánh giá các hoạt động theo kế hoạch chất lượng
- Hiệu trưởng phải biết được chất lượng giáo dục nhà trường đang ở đâu. Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. của ngành giáo dục nói chung và của hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng để nâng cao được chất lượng hiệu trưởng cần chú ý đến:
+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giáo viên.
+ Phân công chuyên môn phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên, tạo mọi điều kiên thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng kịp thời, dân chủ trong nhà trường.
- Tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất để học sinh thích học và thích đi học; giáo viên nhiệt tình trách nhiệm với nghề nghiệp. Để đạt được mục tiêu ấy, cần phải đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên; dạy học phát huy năng lực của người học, đề cao tính chủ động trong công việc của giáo viên...
1.4.3.4. Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong công tác xã hội hóa giáo dục
Hiệu trưởng là người trực tiếp điều hành việc huy động các nguồn lực đảm bảo cho quá trình duy trì và nâng cao hiệu quả trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, do đó hiệu phải có trách nhiệm:
- Đưa ra định hướng chiến lược và quyết định các kế hoạch huy động nguồn lực phát triển nhà trường.
- Quyết định cơ cấu nhân lực và các nguồn lực khác cho huy động nguồn lực phát triển nhà trường.
- Giữ vai trò điều phối trung tâm trong thiết lập, phát triển mối quan hệ với các đối tác cung cấp nguồn lực cho nhà trường.
- Tư vấn, đàm phán, nhà đầu tư, người huấn luyện viên, người tổng kết, kiểm soát các nguồn lực đã được huy động để củng cố và duy trì đạt chuẩn quốc gia.
- Thường xuyên báo cáo kết quả đạt được, những khó khăn, giải pháp, kiến nghị đề nghị đối cơ quan quản lý cấp trên để tiếp tục tham mưu cùng nhà trường tháo gỡ khó khăn rút kinh nghiệm để việc huy động nguồn lực thật sự hiệu quả.
- Làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia cấp xã. Trưởng ban là đồng chí Chủ tịch UBND xã, Phó Trưởng ban và các thành viên là đại diện của ngành giáo dục, các ban ngành cấp xã.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cấp uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, nhân dân và cán bộ, giáo viên phải nhận thức sâu sắc việc
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và nhân dân nhưng nhưng duy trì nâng cao chất lượng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia lại càng khó hơn do vậy chúng ta không thể đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia song là thôi.
Không có gì có thể tồn tại vĩnh viễn trong nhà trường đặc biệt là điều kiện cơ sở vật chất, lớp học, các phòng chức năng, các công trình phụ trợ các đồ dùng như: Bàn ghế, sách, trang thiết bị dạy học qua thời gian ngày một xuống cấp do vậy chúng ta cần có kế hoạch tăng cường bổ sung cơ sở vật chất để nhà trường ngày một khang trang hơn....
- Xây dựng được một lộ trình vừa mang tính cụ thể vừa mang tính ổn định lâu dài cả trong quy hoạch và xây dựng. Phát triển trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là phát triển những gì đã có trên cơ sở quy định của Bộ GD&ĐT, hiệu trưởng nhà trường căn cứ tình hình thực tế làm cho các quy định đó ngày một cao hơn làm cho nhân dân ngày một tin tưởng gửi con em của họ học tập tại các trường. Học sinh được sống trong ngôi trường với đầy đủ các phòng với trang thiết bị đồ dùng dạy học ngày một hiện đại. Học sinh được tham gia đẩy đủ các hoạt động giáo dục do nhà trưởng tổ chức. Nâng cao chất lượng giáo viên giỏi, học sinh đạt giải qua kỳ thi và giao lưu.
- Đầu tư xây dựng các trường và tổ chức tham quan học tập các điển hình trong và ngoài tỉnh; trong mỗi chuyến đi luôn luôn có cán bộ địa phương các cấp tương đương đi cùng vì đây là cách tham mưu hiệu quả nhất, “có lãi” nhất!
- Phải tham mưu được cho các cấp uỷ địa phương ra Nghị quyết chuyên đề về phát triển trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn mình, từ đó trình Hội đồng nhân dân các cấp công khai phương án thu chi, xây dựng và giám sát.
- Phân công cán bộ chỉ đạo theo từng trường, chịu trách nhiệm cả trong định hướng, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Đặc biệt là tham mưu để UBND huyện phân công các đồng chí trong cấp uỷ, chính quyền các cấp tham gia chỉ đạo và chịu trách nhiệm. Phát huy kết quả đã đạt được của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là một tiêu chí thi đua của cá nhân các đồng chí được phân công.