nghề cho LĐNT
Việc kiểm tra giám sát nhằm đánh giá người học có tham gia học đầy đủ không, giáo viên có đến lớp đúng giờ không?, quá trình dạy và học có vướng mắc gì không?.. Qua đó, đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh phù hợp cho các lớp đào tạo tiếp theo.
Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả đào tạo nghề cho LĐNT nhằm các mục đích sau:
+ Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành, sự phối hợp của hệ thống chính trị các cấp trong việc tuyên tuyền, triển khai thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT hàng năm và của giai đoạn.
+ Kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động dạy nghề cho LĐNT theo chức năng của các ngành, cơ quan chuyên môn các cấp như: Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; Hoạt động điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề; Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề và Hoạt động hỗ trợ nông thôn học nghề.
Từ công tác nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về dạy nghề, giải quyết việc làm đến công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước như hệ thống chính trị, các ngành, cơ quan chuyên môn các cấp về đào tạo nghề cho LĐNT đánh giá được những mặt được, chưa được và nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện về đào tạo nghề cho LĐNT phù hợp với điều tự nhiên theo vùng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
* Một số bài học rút ra trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT :
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giúp cho người muốn tham gia học nghề nắm bắt được các chính sách của Nhà nước về dạy nghề, nhất là dạy nghề cho LĐNT, giúp LĐNT có được thông tin cơ bản về các chính sách cho
người học nghề; tư vấn, định hướng, hỗ trợ LĐNT trong việc chọn nghề, học nghề, tạo việc làm, chuyển đổi nghề một cách tự tin.
Tổ chức dạy nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng huyện, thành phố, của cả tỉnh; đặc điểm kinh tế xã hội của từng vùng; nhu cầu học nghề, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn của người tham gia học nghề.
Phải huy động được sự tham gia, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở, đặc biệt là sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội như: Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.... Từ khâu tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề, phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động. Huy động sự tham gia của các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp có khả năng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bao tiêu sản phẩm cho người lao động sau khi học nghề.
Phải huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có khả năng thu hút lao động qua đào tạo nghề từ khâu xây dựng nội dung chương trình đào tạo đến quá trình tố chức đào tạo và nhận người học nghề vào làm việc tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Lồng ghép các chương trình, dự án về đào tạo nghề cho LĐNT để mang lại hiệu quả cao.
Chương trình, giáo trình đào tạo phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng nhu cầu học nghề, đảm bảo dễ áp dụng vào thực tiễn.
Thời gian học phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi, và quy trình sản xuất.
Dạy nghề cho LĐNT vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy, phải tổ chức dạy nghề thiết thực với người dân, vừa đạt được hiệu quả kinh tế vừa mang lại hiệu quả xã hội. Do tính đặc thù của LĐNT, việc đào tạo nghề cho LĐNT cần phải có những cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Tiểu kết chƣơng 1
Đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động nhằm trang bị cho LĐNT những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết để họ có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học, cụ thể:
Đào tạo nghề mới để chuyển nghề vào làm tại các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ;
Đào tạo lại nghề để tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động tăng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hiệu quả thu nhập tăng.
Nội dung hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT bao gồm: Tuyên truyền, tư vấn học nghề;
Lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo; Tổ chức hoạt động đào tạo;
Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo;
Một số bài học kinh nghiệm áp dụng cho tỉnh Tuyên Quang trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT:
Tổ chức dạy nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng huyện, thành phố, của cả tỉnh; đặc điểm kinh tế xã hội của từng vùng; nhu cầu học nghề, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn của người tham gia học nghề.
Phải huy động được sự tham gia, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở, đặc biệt là sự tham gia của các đoàn thể quần chúng trong như: Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh...
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng Sản Việt Nam (2013), Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X, Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
3. Bộ Luật Lao động nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012).
4. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc,Đại cương khoa học quản lý. Nxb ĐHQG Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Tập bài
giảng cho lớp Cao học Quản lý Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
6. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVI. 7. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thƣ (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Phạm Minh Hạc (2005), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
10. Bùi Minh Hiền - Nguyễn Vũ Bích Hiền(2015), Quản lý và lãnh đạo nhà trường. Nxb Đại học sư phạm.
11. Trần Kiểm (2006) Khoa học quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Luật Giáo dục nghề nghiệp (2015).
13. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ
14. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục -Lý luận và thực tiễn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
luận và thực tiễn, NxbĐại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Thi Mỹ Lộc (2013) “Văn hóatổ chức và tổ chức biết học hỏi”. Nxb Giáo dục-Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Trọng Hậu -
Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sỹ Thƣ (2012), Quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Hà Đức Ngọc (2012), “Phát triển nguồn nhân lực và vấn đề đổi mới đào tạo nghề cho LĐNT ”, Nội san Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề.
20. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm2020 ”.
21. Tổng cục Dạy nghề (2012), Báo cáo tổng quan về đào tạo nghề ở Việt Nam.
22. Tổng cục thống kê (2004), Điều tra nông nghiệp, nông thôn.
23. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê Tuyên Quang 2009.
24. Từ điển Bách khoa Việt Nam.
25. Từ điển Giáo dục học (2001), Nxb Bách khoa toàn thư, Hà Nội.
26. Từ điển tiếng Việt (2011). Nxb Văn hóa - Thông tin.
27. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ” được phê duyệt theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
28. Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (2011), Báo cáo dạy nghề Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội.
29. Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (2011), Cẩm nang việc làm và lập nghiệp. Nhà xuất bản Lao động -Xã hội, Hà Nội.
30. Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (2012), Chiến lược và chính sách về dạy nghề. Nhà xuất bản Lao động -Xã hội, Hà Nội.
nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ ”, Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề, Nhà xuất bản lao động - xã hội.
32. Phạm Viết Vƣợng (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
33. Nguyễn Nhƣ Ý (2005), Đại từ điển tiếng Việt. Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Văn hóa Thông tin.
34. Aunapu FF (1994), Quản lý là gì. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
35. C.Mác, Ph.Ăng ghen (1995), Tuyển tập xuất bản lần 2. Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Harold Koontz, Cyril Odnneill, Heinz Weiblich (1999), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXĐ Khoa học Kỹ thuật.